Nghị luận về Lòng khoan dung

0
15832
logo A

Nghị luận về Lòng khoan dung

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

 I. MỞ BÀI

II. THÂN BÀI

  1. Thế nào là lòng khoan dung ?

       Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi làm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Khoan dung vừa có lợi cho ta vừa có lợi cho người. Chẳng thế mà danh nhân Pierre Benoit đã khẳng định “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”.

  1. Bàn luận

    Vì sao khoan dung mang lại nhiều cái lợi cho ta?

  • Vì : Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm vì đã làm được một điều vừa có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không vị phạm  vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người.
  • Mặt khác, khoan dung,tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải.
  • Vì thế, lòng khoan dung, độ lượng, tha thứ đã được mọi người đánh giá rất cao, xem đó là “Tài sản lớn nhất của đời người”. Bởi trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con.
  • Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự giàu có về vật chất không thể nào sánh được với sự giàu có của tâm hồn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn.
  • Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Trong cuộc sống đa dạng thường ngày, tránh sao khỏi sự va chạm trong lời nói, việc làm có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Trong tình thế ấy, ta nên bình tĩnh suy nghĩ và sẵn sàng đối xử bằng sự nhường nhịn, lòng khoan dung, thì mọi sự sẽ trở nên “hoà bình” và sự tốt đẹp của cuộc sống sẽ lại tiếp diễn. Trong gia đình cũng vậy, tình nghĩa cha mẹ, vợ chồng con cái là thiêng liêng, bền chặt nhưng tránh sao khỏi có những lúc xung khắc, bất hoà.
  • Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn, chín sự lành” , “Chồng giận thì vợ bớt lời – Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”. Có thế thì  gia đình mới luôn luôn được sống trong sự bình an, mà sự bình an là niềm sung sướng lớn nhất của con người. Vì như lời nhà đại thi hào nước Đức, Gớt : “Dù là làm vua chúa hay là dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”. Mặt trái của lòng khoan dung là sự khắt khe, cố chấp và cao hơn nữa là sự mặc cảm, thù dai. Mang trong mình lòng khoan dung thì không được cố chấp, thù dai. Nhà Phật từng dạy: “Oán thù nên cởi chứ không nên buộc” , “Oan ức mà trả thù thì oán đối kéo dài” (Lời tâm niệm thứ 10 của Phật). Còn cha ông ta ngày xưa từng khuyên con cháu : “Đấng trượng phu không thù mới đáng. Người quân tử không oán mới nên”. Người xưa gọi đó là “trượng phu”, “quân tử”, nhưng ngày nay, ta gọi đấy là những người có sự bao dung, rộng lượng, biết ứng xử có văn hoá. “Người yêu người, sống để yêu nhau”. Được như thế thì “Có gì đẹp trên đời hơn thế”. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta. Đúng như ca dao xưa từng nói: “Thương người người lại thương ta – Ghét người, người lại hoá ra ghét mình”.
  1. Bài học nhận thức và hành động

Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện,phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn.Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.

III. KẾT BÀI

Thầy Phan Danh Hiếu – Khoá học online đang chờ bạn

logo A