Đề thi thử ngữ văn quốc gia số 20

0
9488
logo A

Đề thi thử ngữ văn quốc gia số 20

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ THI HỌC KỲ 2 – MÔN VĂN 12, ĐỒNG NAI (2018 – 2019)

* Đề vừa sức đúng không nào. Và đề thi rất hay, có tác dụng giáo dục rất tốt. Rất hoan nghênh. 
* Bạn nào đã làm đề thi thử của thầy rồi thì đề gần như vậy nhé (Nhất là giống đọc hiểu và Mị)

CÁC EM CÓ THỂ THAM KHẢO CÁCH LÀM NHƯ SAU. (Không nhất thiết phải giống như thầy nhé)

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Trào lưu này được cho là bắt nguồn từ việc ngày 5-3 vừa qua, một tài khoản mạng xã hội có tên Bai-rôn Rô-mân đã chia sẻ dòng trạng thái “thách thức những bạn trẻ đang buồn chán”, kèm theo hai tấm ảnh chụp cùng một thanh niên: tấm đầu tiên anh đứng cạnh đống rác thải ngổn ngang, tấm thứ hai anh đứng bên những bao rác đã được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ.
Câu 2. Copy lại như trong đề. Nhưng đúng các ý sau:
Điểm tích cực của giới trẻ Việt Nam.
– Nhanh chóng đón nhận.
– Khơi dậy ý thức và thức trách nhiệm cao với cộng đồng, với môi trường.
– Sẵn sàng xung kích, tình nguyện.
– Học tập và làm theo những gì đơn giản, thiết thực cho cộng đồng.
Câu 3.
Tác dụng của dẫn chứng:

– Tăng tính thuyết phục cho vấn đề được nêu ra.
– Tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ.
– Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
– Giáo dục ý thức trách nhiệm cho mỗi người về sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Câu 4.
Lợi ích thiết thực mà trào lưu mang lại.
– Tạo hiệu ứng tốt đẹp, tích cực đến giới trẻ và cộng đồng.
– Môi trường được cải thiện, tránh được ô nhiễm, sức khỏe con người được đảm bảo.
– Nâng cao được ý thức trách nhiệm của người trẻ đối với môi trường và cộng đồng.
– Kết nối cộng đồng, kết nối thế giới cùng bảo vệ môi trường.

 

 BÀI GIẢNG VĂN MIỄN PHÍ. BẤM VÀO ĐÂY VÀ ĐĂNG KÝ NGAY

 

 

Phần II. Làm văn

Câu 1.

Hs có thể viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý:

– Nhận thức được “trào lưu vô bổ” là những trào lưu xấu, tiêu cực, nhiều tác hại. Bởi vậy phải lên án, phê phán, tẩy chay, ngăn chặn. (Dẫn chứng: Khá Bảnh)
– Lan tỏa trào lưu đẹp, tích cực bằng những hành động đẹp, thiết thực (dẫn chứng: trào lưu nhặt rác)
– Nâng cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng. Kêu gọi mọi người chung tay xây dựng lối sống đẹp, đúng chuẩn mực xã hội, phù hợp với văn hóa, đạo đức.
– Gia đình, nhà trường, xã hội cần quan tâm và giáo dục nhiều hơn tới lớp trẻ.

Câu 2. Hình ảnh Mị qua hai đoạn trích:
Hs có thể viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý:

1. Tác giả Tô Hoài, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ “Vợ chồng A Phủ”
2. Khái quát sơ lược nhân vật Mị (ngắn gọn)
3. Nội dung cần làm rõ
3.1. Hình ảnh thứ nhất (đêm tình mùa xuân)
a. Hoàn cảnh dẫn đến hình ảnh Mị trong đoạn văn (1):
+ Đêm tình mùa xuân, được men tình (tiếng sáo) và men rượu đánh thức. Khát vọng tự do trỗi dậy, Mị sửa soạn đi chơi thì bị A Sử trói vào cột nhà.
b. Cảm nhận hình ảnh Mị trong đoạn (1) với các nội dung:
+ Sức sống mãnh liệt làm Mị tạm thời quên đi nỗi đau về thể xác.
+ Tiếng sáo tha thiết càng làm sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị bùng cháy mạnh mẽ (phân tích làm rõ ý nghĩa tiếng sáo và hành động: “Mị vùng bước đi”)
+ Nỗi đau đớn của Mị khi nhận ra thân phận: (chú ý phân tích làm rõ: nỗi đau đớn về thể xác của Mị; âm thanh tiếng chân ngựa…)
c. Nhận xét: Hoàn cảnh tủi nhục không ngăn được sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động.

3.2. Hình ảnh thứ hai (đêm cởi trói cho A Phủ)

a. Hoàn cảnh dẫn đến hình ảnh Mị trong đoạn văn (2)
– Lúc đầu Mị vô cảm, chai sạn, vô tâm trước hoàn cảnh của A Phủ. Sau đó, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức, lay động trái tim của Mị. Khi lòng nhân ái được thức dậy, Mị thương mình, thương A Phủ. Mị nhận thức được tội ác cha con nhà thống lý. Thấy được sự phi lý nếu A Phủ chết.

b. Cảm nhận hình ảnh Mị trong đoạn văn trích:
– Từ vô cảm, Mị đã đồng cảm với số phận A Phủ: Mị tưởng tượng cứu được A Phủ. Nhưng Mị sẽ phải chết trên cái cọc ấy. Mị không sợ, vì lòng thương người đã lớn hơn mọi nỗi sợ hãi.
– Sức phản kháng mạnh mẽ trước tội ác: cắt đứt dây trói cứu A Phủ. 
– Tâm trạng “hốt hoảng”, “nghẹn lại”.
– Sức sống tiềm tàng mãnh liệt hối thúc Mị chạy theo tiếng gọi của tự do. 
c. Nhận xét: đoạn văn thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị.

3.3. Nghệ thuật

– Biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo. Tình huống truyện độc đáo. Trần thuật hấp dẫn. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu chất thơ.

3. Nhận xét chung sau khi phân tích hai hình ảnh.
– Dù trong hoàn cảnh nào, sức sống của Mị vẫn không mất đi. Đúng như Tô Hoài từng nhận xét: “Kỳ lạ thay dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết nổi sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”.
– Giá trị hiện thực và nhân đạo: lên án tội ác của cha con nhà thống lý. Phát hiện, trân trọng, ngợi ca sức sống của con người; đồng tình với khát vọng tự do của nhân vật.
——–

Thầy Phan Danh Hiếu

Bạn nào đã làm đề thi thử của thầy rồi thì đề gần như vậy nhé (Nhất là đọc hiểu và Mị). Đề thi ấy : Ở đây

logo A