Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người trong Việt Bắc
(DÀN Ý CHUNG THÔI NHÉ)
1. Vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên qua hồi tưởng của người ra đi như những gam màu sống động:
– Đó là thiên nhiên khắc nghiệt dữ dội : “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù” > gợi nhớ những ngày gian khổ, thiếu thốn nhưng nghĩa tình.
– Đó là thiên nhiên thơ mộng, thanh bình trong cảnh: bản khói cùng sương, trăng đầu núi, nắng lưng nương, rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy…
– Đó là thiên nhiên tứ bình tươi đẹp: mùa đông ấm áp với sắc hoa chuối đỏ tươi, mùa xuân hoa mơ “trắng rừng” biên giới, mùa hạ với hoa Phách vàng rực rỡ, mùa thu thanh bình dưới trăng đêm rọi sáng rừng già.
– Đó còn là thiên nhiên nghĩa tình: thiên nhiên cho trám cho măng; thiên nhiên chở che bộ đội; thiên nhiên dồn quân thù vào tử địa.
2. Nỗi nhớ con người
– Con người Việt Bắc nghĩa tình: nhường cơm sẻ áo cho cán bộ, cùng nhau sẻ chia bao cay đắng ngọt bùi; con người khuya sớm đi về; người mẹ “nắng cháy lưng”; cho đến con người lao động với bao phẩm chất cao đẹp.
– Người Việt Bắc còn là con người kháng chiến đã cùng với Trung Ương Chính Phủ “cả chiến khu một lòng” – đồng lòng, chung sức đánh Pháp, đuổi Nhật mang lại hoà bình cho đất nước.
3. Kết luận
– Thiên nhiên và con người Việt Bắc nghĩa tình đã góp phần làm nên cuộc cách mạng tháng Tám và “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Bởi vậy, Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng “quê hương cách mạng dựng nên Cộng Hoà”.
– Người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương bịn rịn cũng là bởi vì xem Việt Bắc là quê hương thứ hai của mình.