Tài Liệu Ôn Thi Ngữ Văn THPT

Cảm nhận đoạn văn: “Hình như trong khoảnh khắc chùng xuống… chung tình với quê hương xứ sở”

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cảm nhận đoạn văn: “Hình như trong khoảnh khắc chùng xuống… chung tình với quê hương xứ sở”

Đề thi này cũng là đề thi: Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương đoạn ra khỏi kinh thành Huế

HƯỚNG DẪN

Xem thêm: Trữ tình sông Đà

I. MỞ BÀI

Ai đó đã từng viết “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương và để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, ai rồi cũng có một dòng sông “để thương và để nhớ” nhưng nỗi nhớ mang theo ở mỗi người lại một vẻ. Với Nguyễn Tuân, dòng sông mang theo là Đà giang hung bạo mà trữ tình, Tế Hanh nhớ “con sông xanh biếc”, Hoài Vũ mênh mang phù sa Vàm Cỏ, Quang Dũng nào quên “khúc độc hành” của dòng sông Mã yêu thương…thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại cùng nàng Hương tương tư với kinh thành Huế qua tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Với sự hiểu biết sâu sắc về Huế, về thuỷ trình của sông Hương kết hợp văn phong khoa học, chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều – Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực đã mang đến những xúc cảm nồng nàn về Hương giang – dòng sông của thơ ca. Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đã được nhà văn tập trung sâu sắc qua đoạn trích:

“Hình như trong khoảnh khắc chùng xuống [… ]chung tình với quê hương xứ sở”

II. THÂN BÀI

1. Khái quát:

Là nhà văn gốc Quảng Trị nhưng trưởng thành ở Huế, gắn bó với Huế và đã hơn nửa cuộc đời sống bên cạnh dòng sông Hương trước khi viết tuỳ bút này. Nên hơn ai hết, Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu Hương giang. Sông Hương với ông giống như một người tình mà suốt cả cuộc đời ông trăn trở đi tìm và lý giải cội nguồn tên gọi. Tuỳ bút này được nhà văn viết tại Huế năm 1981, in trong tập cùng tên. Ở đoạn trích trước đó, qua góc nhìn cổ tích, địa lý, hội hoạ – Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên vẻ đẹp của sông Hương đầy sức sống “như cô gái Di gan phóng khoáng và man dại” bởi những tiết tấu hùng tráng, dữ dội nhưng cũng có lúc trữ tình say đắm. Có lúc sông Hương lại đẹp trinh nguyên giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại. Đoạn trích tiếp theo tác giả mang đến hình tượng con sông Hương với mối tình đắm say, chung tình với kinh thành Huế và sông Hương gắn liền với văn hoá xứ Huế.

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

 

2. Nội dung

2.1. Ngắm nhìn Huế qua điệu slow trữ tình của dòng sông cùng với trăm ngàn ánh hoa đăng bồng bềnh, nhà văn như phát hiện ra điều kỳ thú nhất: sông Hương chính là dòng sông gắn liền với văn hoá Huế.

          Quả thực vậy, sông Hương trước hết gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế. Bằng sự lãng mạn trữ tình vốn có của một nhà văn đã gắn bó lâu năm với kinh thành Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông một cách đắm say và nhận ra, Hương giang giống như một “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Câu văn nhân cách hoá, liên tưởng độc đáo, sáng tạo, tài hoa biết bao. Sông Hương hiện lên như một người nghệ sĩ với bản đàn sông nước. Nàng đẹp yêu kiều, diễm lệ; kiêu sa mà đằm thắm dịu dàng. Người tài nữ ấy đã đánh thức Huế bởi những bản đàn, đánh thức đêm kinh thành bằng lời ca và tiếng hát. Chính không gian sông nước ấy là nơi khơi nguồn cảm hứng để: “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”. Liên tưởng tới việc nghe ca Huế giữa ban ngày, hay trên sân khấu nhà hát, nhà văn đã bày tỏ sự thất vọng của mình vì muốn hiểu được nhạc Huế, ca Huế thì phải nghe chính nó trên chính dòng sông đã sinh ra nó. Trong sự so sánh ấy, nhà văn lại tiếp tục đưa ta vào đêm Huế để lắng đọng cùng với âm nhạc của xứ sở này. Với vốn am hiểu sâu sắc về âm nhạc cổ điển Huế, tác giả đã có một cảm nhận hết sức tinh tế: “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của một mái chèo khuya”. Đó là câu văn viết theo lối liên tưởng với cảm nhận âm nhạc. Phải là người có độ thẩm âm cao mới phát hiện ra và có sự so sánh độc đáo đến vậy. “Tiếng nước rơi bán âm” là tiếng nước rơi trong trẻo, gợi hình dung về một đêm khuya thanh vắng trên dòng sông Hương. Nơi đây, giữa bốn bề kinh thành trầm mặc, nền âm nhạc đã ra đời. Và cũng chính không gian lắng đọng này mà nghe ca Huế trên sông thì thật là không gì bằng. Có lẽ chính vì vậy mà du khách thập phương đến với Huế chẳng thể nào mà cưỡng lòng mình được khi theo chân những ca công lên những con thuyền rồng để nghe nhã nhạc cũng đình Huế. Ths Phan Danh Hiếu

          Trong sự liên tưởng phong phú, ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường có phần phóng khoáng, đôi chỗ tuỳ hứng. Ông liên tưởng đến Nguyễn Du “đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”. Vậy là, sông Hương không chỉ là người tài nữ, sông Hương còn là nàng Kiều, hay sông Hương cũng chính là dòng sông đã khơi nguồn thi ca để người nghệ sĩ Nguyễn Du hoàn thành kiệt tác của đời mình. Cái tôi tài hoa và phóng khoáng ấy của nhà văn họ Hoàng còn phát hiện ra một nghệ nhân già sau nửa thế kỷ chơi đàn đã chợt nhận ra khúc nhạc Huế trong những trang Kiều của cụ Nguyễn: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Khúc âm trong trẻo như tiếng hạc bay qua, lúc lại đục như tiếng suối mới sa nửa vời, gợi nhớ đến “Tứ đại cảnh” – một bản nhạc cổ Huế, tương truyền do vua Tự Đức sáng tác. Ngày nay, nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể. Đó là niềm tự hào của người Huế và cũng là niềm tự hào của cả dân tộc. Có ai ngờ được rằng, nền âm nhạc ấy đã được sông Hương khơi nguồn và vun đắp.

2.2. Bằng ngòi bút nhân cách hoá, ở đoạn văn tiếp theo, tác giả hình dung sông Hương là cô gái lưu luyến chia tay với nguời tình nhân để về với biển cả. Tuyệt bút nhất có lẽ là đoạn này khi tác giả miêu tả chỗ đổi dòng đột ngột của sông Hương khi “rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Cảm giác lưu luyến với dòng sông của một trái tim nặng lòng với Huế đã truyền tâm hồn cho dòng chảy của tự nhiên khiến con sông cứ như một người tình của Huế vậy.

          Với điểm nhìn địa lý, hội hoạ, dưới ngòi bút tài hoa của họ Hoàng, sông Hương đã bắt đầu ra đi khỏi kinh thành Huế: “Sông Hương chếch về hướng chính Bắc, ôm lấy đảo cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ”. Những câu văn như mang linh hồn của Huế; như diễn tả được thần thái của xứ Huế sương khói mộng mơ. Các từ ngữ “ôm lấy”, “xa dần”, “lưu luyến” như tả được cái tình của dòng sông đối với quê hương xứ sở. Ths Phan Danh Hiếu . Nếu khi chảy qua kinh thành Huế, sông Hương trôi đi thực chậm, sông Hương tựa như “mặt hồ yên tĩnh”, có lúc “nửa như muốn đi, nửa như muốn ở”. Đó là nỗi lưu luyến là vấn vương với người tình nhân. Thì nay khi đã ra đi giữa màu xanh biếc của vùng ngoại ô Vĩ Dạ, sông Hương vẫn không muốn rời xa người tình. Nàng “như sực nhớ ra điều gì” và rẽ ngoặt, quay về ôm Huế lần cuối ở góc phố Bao Vinh xưa cổ. Ths Phan Danh Hiếu

          Với người Huế, nơi đây là nơi chia tay “dõi xa ngoài mười dặm trường đình”. Là nơi sông Hương sẽ xuôi một dòng về với biển cả. Nên một lần đi là đi mãi, một lần chia xa là đến cả ngàn vạn dặm đường. Bởi thế, khúc quanh ấy thật bất ngờ mà cũng thật tự nhiên biết bao nhiêu. Người Huế vốn sống nặng lòng, và con sông Hương kia cũng vậy. Sông “giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Khúc quanh đột ngột ấy làm Hoàng Phủ Ngọc Tường bất ngờ và ngỡ ngàng nhận ra điểm tương đồng giữa con sông và con người ở “nỗi vương vấn và chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Câu văn sử dụng phép nhân hoá kết hợp các tính từ bộc lộ cảm xúc “vương vấn, lẳng lơ” khiến dòng sông hiện lên sống động, trữ tình. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mượn câu Kiều để nói lên mối chung tình ấy: “Đã nguyền hai chữ đồng tâm/ Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai/ Còn non còn nước còn dài / Còn về còn nhớ đến người hôm nay”. Và người viết những dòng nhớ, dòng thương, dòng luyến lưu tha thiết ấy đã kết luận: “Ấy là tấm lòng của người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”. Vâng! Sông Hương chung tình với kinh thành Huế như người dân Châu Hoá mãi mãi yêu mảnh đất tình người của họ. Có thể nói, bằng phép nhân hoá, so sánh để lý giải địa hình nên tác giả khoác cho dòng sông một tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn không nỡ rời xa lúc chia tay, để cảm nhận một con sông thắm thiết chung tình. Đó là nét đẹp mềm mại trữ tình có linh hồn của con  sông. Ths Phan Danh Hiếu

2.3. Đoạn văn sau đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về sông Hương và sự gắn bó của nó với lịch sử Huế, lịch sử dân tộc. Cũng như vậy, ông cũng gắn bó sông Hương với “dòng sông thi ca”. Bài ký kết thúc bằng huyền thoại đẹp về tên gọi của sông Hương để lý giải cho câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Đó là huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế, vì yêu quý con sông Hương xinh đẹp, nhân dân hai bên bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống cho dòng nước thơm tho mãi. Ths Phan Danh Hiếu

3. Nghệ thuật:

Đoạn trích sử dụng bút pháp miêu tả, nhân cách hoá, so sánh, liên tưởng độc đáo. Ngôn ngữ vừa trí tuệ vừa giàu chất thơ, chất hoạ. Giọng văn mượt mà, truyền cảm. Bài ký rất tiêu biểu cho phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa…

III. KẾT BÀI

(Tự kết bài)

—-Phần liên hệ với bài Đây thôn Vỹ Dạ thì như thầy đã bày trước đó.——

Exit mobile version