Tài Liệu Ôn Thi Ngữ Văn THPT

Áp dụng lý luận văn học trong phân tích thơ và văn xuôi

Áp dụng lý luận văn học trong phân tích thơ và văn xuôi

Lý luận văn học quan trọng như thế nào cho một bài văn? Sau đây là những câu trả lời:

Áp dụng cho việc phân tích thơ như thế nào?

Trong phân tích thơ, hãy áp dụng lý luận văn học trong các trường hợp.

Thầy xin gợi ý như sau.
1. Thơ quan trọng là “Nhịp” và “Nhạc điệu”. Vậy hãy tìm những câu phê bình, nhận định văn học liên quan đến nhịp thơ để áp dụng vào việc phân tích. Ví dụ: “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm” (Hoàng Cầm); hoặc “Nhịp điệu là thứ quyến rũ nhất của thơ” ( V.G. Belinsky)

2. Thơ hay là hay ở ngôn từ, ở tứ thơ, ở thần hứng, hay ở sự đánh thức.
Hãy tìm những câu lý luận văn học liên quan đến nhãn tự, đến tứ thơ. Ví dụ: “Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ” (Maiacopxky); hoặc “Ngôn ngữ của thi ca khác với ngôn ngữ của đời sống ở chỗ là nó gợi ra được những liên tưởng phong phú, khơi dậy ở tâm hồn con người những rung động sâu xa, biến những tầm thường của đời sống thành những gì lãng mạn cao cả. (Lâm Ngữ Đường); hoặc “Muốn hiểu được thơ thì phải bóc lớp vỏ ngôn ngữ ấy ra, hãy tận hưởng mùi hương vani hay mùi xạ hương trong tầng sâu của nó”. (A.Puskin)

3. Áp dụng dễ nhất là tìm những câu nhận định phê bình văn học của các nhà phê bình bàn về tác phẩm mà mình đang phân tích.
Ví dụ bàn về Tây Tiến. Tài liệu Phan Danh Hiếu
“Câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ.“ (Nhà thơ Phan Quế)
“Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế” (Nhà thơ Anh Ngọc)

TẤT NHIÊN LÀ CÒN NHIỀU THỨ HAY HO KHÁC NỮA – CÓ TRONG KHÓA HỌC CỦA THẦY.

“Áp dụng lý luận văn học cho việc phân tích văn xuôi như thế nào?”

Gợi ý như sau:
1. Văn xuôi thường bàn sâu vào các chi tiết nghệ thuật.
Ví dụ: “Nếu tình huống truyện tạo ra bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy”. (Lê-ô-nốp -Lê-ô-nit)
2. Tình huống truyện 
3. Không gian, thời gian nghệ thuật 
4. Giọng điệu trần thuật  
….
Còn nhiều lắm nhé.

Nhớ ghi nguồn: Thầy Phan Danh Hiếu

Exit mobile version