Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ – bản đầy đủ nhất

0
12315

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ – bản đầy đủ nhất

Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ | Văn học Online – Đây là bài giảng của thầy Phan Danh Hiếu. Đây là bài thơ vừa khó vừa hay của thi sĩ tài hoa bậc nhất mà cũng có số phận đau thương bậc nhất trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam. Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ ta sẽ thấy rõ điều đó.

THỜI GIAN CLIP CHIA RA

03:15 là phân tích khổ 1

16:11 phân tích khổ 2

23:44 phân tích khổ 3

 

 

* LỜI BÌNH VỀ HÀN MẶC TỬ VÀ THƠ

– Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”
– “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử” (Nhà thơ Chế Lan Viên)
– “Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc” (Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ)
– “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch…” (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)
– “…Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới.” (Nhà thơ Huy Cận)
– “…Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…” (Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)