Tài Liệu Ôn Thi Ngữ Văn THPT

Các dạng đề thi mới nếu ra “Vợ chồng A Phủ”

Các dạng đề thi mới nếu ra “Vợ chồng A Phủ”

1. Mở đầu tác phẩm, Mị xuất hiện trong hình ảnh: “Lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đêm tình mùa xuân tới, tâm trạng Mị có sự thay đổi: “đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại. Trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. Hãy phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở nhân vật này.

 

 BÀI GIẢNG VĂN MIỄN PHÍ. BẤM VÀO ĐÂY VÀ ĐĂNG KÝ NGAY

 

2. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, lúc mới bị bắt về làm dâu: có đến hàng mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm Mị trốn về, định ăn lá ngón để tự tử trước mặt cha, nhưng thương cha già: “Mị ném nắm lá ngón xuống đất”. Sau khi trở lại nhà thống lý, bố Mị mất “nhưng Mị “không còn tưởng đến việc ăn lá ngón để tự tử nữa. Sống trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Đêm tình mùa xuân đến, Mị khát vọng được đi chơi, chợt nghĩ đến A Sử, Mị nhận ra: “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại nước mắt chỉ ứa ra”.

Phân tích nhân vật Mị trong hai hình ảnh: “ném lá ngón xuống đất” và “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại nước mắt chỉ ứa ra”. Qua việc phân tích hãy  chỉ ra giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

3. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả sức phản kháng của Mị trước hoàn cảnh. Trong đêm tình mùa xuân, khi Mị đang khao khát được đi chơi, chợt nghĩ đến A Sử, Mị cay đắng: “nếu có nắm lá ngón lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.” và trong đêm mùa đông năm sau, đồng cảm trước cảnh ngộ đáng thương của A Phủ, Mị đã cắt dây trói giải thoát cho anh, trong giây phút đứng lặng trong bóng tối, Mị vụt chạy ra: “Mị nói trong hơi gió thốc lạnh buốt:  “A Phủ cho tôi đi…A Phủ chưa kịp nói Mị đã nói “Ở đây thì chết mất”.

Cảm nhận hình ảnh nhân vật Mị trong hai chi tiết trên. Từ đó phát biểu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

4. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả Mị: Lúc đầu thấy A Phủ bị trói vào cột, “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Nhưng sau đó, nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ. Mị lại động lòng thương. Lòng thương người đã đưa Mị đến hành động quyết liệt: cởi trói cho A Phủ.

Cảm nhận hình ảnh nhân vật Mị trong hai chi tiết trên. Từ đó phát biểu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

5. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả A Phủ: Lần thứ nhất, lúc bị đánh trong cuộc xử kiện: “A Phủ chỉ quỳ, im như tượng đá”. Lần thứ hai là lúc được Mị cởi trói: “A Phủ quật sức vùng lên chạy”. 

Cảm nhận hình ảnh nhân vật A Phủ trong hai chi tiết trên. Từ đó phát biểu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Đề thi trích : Khóa học điểm 8+

Exit mobile version