Dự đoán những đề thi ngữ văn dạng so sánh

1
9344
logo A

Dự đoán những đề thi ngữ văn dạng so sánh

Theo công bố của đề thi minh hoạ năm nay thì có khả năng Bộ sẽ ra cao nhất vào kiểu bài so sánh, liên hệ giữa tác phẩm này với tác phẩm kia, giữa văn 11 và 12, 12 và 10 hoặc chỉ văn 12 với 12, 11 với 11… Các bạn đừng nên quá lo lắng. Điều quan trọng bây giờ là phải nắm được kiểu bài làm, nắm được Kỹ Năng làm bài và tập viết cho quen. Đừng hi vọng vào việc trúng đề vì đề thi bao la, mênh mông không biết đâu là trúng. Nên phải học và nắm chắc kiến thức và kỹ năng là có thể chiến thắng nhé!

THỐNG KÊ CÁC DẠNG ĐỀ CÓ THỂ  SO SÁNH TRONG CÁC TÁC PHẨM

PHẦN I

  1. Vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
  2. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Liên hệ ánh sáng bóng tối trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
  3. Đoạn kết kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) và Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
  4. Tình mẫu tử của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
  5. Đọc Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu thấy: “Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ giàu đức hi sinh, nhân hậu, vị tha nên mới cam chịu nhẫn nhục quyết không bỏ chồng để bảo vệ đàn con thơ của chị”. Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết: “Sông không hiểu nổi mình – Sóng tìm ra tận bể”. Anh chị hiểu như thế nào về những quan niệm trên.
  6. Phân tích ý nghĩa hai phát hiện của Phùng: vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa và bức tranh bạo lực gia đình. Liên hệ cuộc sống phố huyện đêm về và cảnh chờ tàu trong Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
  7. Vẻ đẹp sức sống con người Việt Nam qua nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân)
  8. So sánh người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao)
  9. So sánh Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân) và Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao)
  10. So sánh Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân) – người đàn ông hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
  11. Đoạn kết Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu và đoạn kết Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
  12. So sánh Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
  13. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua Sóng – Xuân Quỳnh, Vợ nhặt – Kim Lân, Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài.
  14. Đoạn kết Chí Phèo – Nam Cao và Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
  15. Bi kịch Chí Phèo và bi kịch Hồn Trương Ba.
  16. Bi kịch Chí Phèo và bi kịch Vũ Như Tô
  17. Bi kịch Vũ Như Tô và bi kịch Hồn Trương Ba.
  18. So sánh Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) và Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài)
  19. Tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ và âm thanh cuộc sống “tiếng chim hót…đi chợ về” trong Chí Phèo – Nam Cao.
  20. Ô cửa lỗ vuông mờ mờ trăng trắng, ngọn đèn trong buồng Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về trong Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
  21. Sức sống mãnh liệt của con người qua nhân vật Liên (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) và người vợ nhặt trong Vợ nhặt – Kim Lân.
  22. Sức sống mãnh liệt của con người qua nhân vật Liên (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) và nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
  23. Bát cháo cám của bà cụ Tứ và bát cháo hành của Thị Nở.
  24. Cảnh cho chữ (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) và cảnh vượt thác (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
  25. Vẻ đẹp thiên nhiên con người đất nước qua hai tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
  26. So sánh một số đoạn văn của “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
  27. So sánh giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân và giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo.
  28. So sánh giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân và giá trị nhân đạo của tác phẩm Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
  29. So sánh giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
  30. So sánh Tnú và Tràng; Tnú và A Phủ; Tnú – Việt.
  31. So sánh vẻ đẹp của Dít và Chiến.

Vui lòng ghi rõ nguồn từ thầy Phan Danh Hiếu

HẾT PHẦN I. CÁC EM ĐÓN ĐỌC PHẦN II

Ths Phan Danh Hiếu

  • Dạy online tại trang: KHOÁ HỌC NGỮ VĂN ĐẠT ĐIỂM 8+
  • Các đáp án của 31 đề thi trên cũng có tại khoá học Online. Riêng học sinh học tại trung tâm của thầy sẽ được phát tài liệu (sách) chất hơn, học được nhiều hơn và cụ thể hơn, cảm hứng hơn.
  • Đã xuất bản 6 đầu sách Luyện thi bán chạy nhất thị trường sách tham khảo:
  1. Cẩm nang ngữ văn luyện thi Quốc Gia – Phan Danh Hiếu
  2. Những điều cần biết về luyện thi Quốc Gia – Phan Danh Hiếu
  3. Giải nhanh thần tốc bộ đề luyện thi Quốc Gia – Phan Danh Hiếu
  4. Chinh phục kỳ thi QG môn Ngữ văn – Phan Danh Hiếu
  5. Chinh phục đoạn văn 200 chữ – Phan Danh Hiếu
  6. Bồi Dưỡng HSG và luyện thi 9 lên 10 – Phan Danh Hiếu

Vui lòng ghi rõ nguồn từ thầy Phan Danh Hiếu

logo A