Tài Liệu Ôn Thi Ngữ Văn THPT

Phân tích ý kiến bàn về Tây Tiến

MỤC LỤC BÀI VIẾT

 Phân tích ý kiến bàn về Tây Tiến

 

Đề ra: Có ý kiến cho rằng: “Tây Tiến là bài thơ mang cảm hứng lãng mạn”. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng: “Tây Tiến là bài thơ mang cảm hứng bi tráng”. Chứng minh?

DÀN Ý SƠ LƯỢC

I. Mở bài
II. Thân bài
1. Khái quát

– Tác giả/tác phẩm/ xuất xứ
– Giải thích ý kiến:
+ Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng đưa tinh thần con người vượt lên trên mọi khó khan gian khổ , đạp bằng mọi gian khó để hướng tới tương lai tươi sáng.
+ Cảm hứng bi tráng là cảm hứng dựa trên đau thương và kiên cường; vừa đau thương vừa hào hùng; hào hùng cả trong những lúc bi thương nhất.
>>> Đây là hai nguồn cảm hứng lớn của VHVN giai đoạn 1945 – 1975

2. Chứng minh

a. Tây Tiến mang cảm hứng lãng mạn

– Lãng mạn thể hiện trong đời sống tâm hồn hào hoa, giữa bao gian khổ tâm hồn những chàng chiến binh vẫn mộng vẫn mơ (Mắt trừng…Kiều thơm)
– Lãng mạn trong cách cảm nhận thiên nhiên: với những tâm hồn hào hoa ấy, thiên nhiên là đối tượng để thưởng lãm (Dốc lên…xa khơi; Người đi…đong đưa)
– Yêu đời, yêu người: đắm say cùng đêm hội đuốc hoa.

b. Tây Tiến mang cảm hứng bi tráng

– Bi thương:
+ Ngoại hình: ốm đau, tiều tụy
+ Cái chết dọc đường quân hành
– Tráng (hào hùng):
+ Đời sống chiến đấu phi thường: rừng dày, vực sâu, sốt rét… họ vẫn vượt qua
+ Tinh thần chiến đấu ,hi sinh xả thân vì lý tưởng: chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
+ Hào hùng trong cái chết

3. Bình luận

– Cả hai ý kiến đều dung, ý kiến thứ nhất thiên về ngợi ca đời sống tinh thần. Ý kiến thứ hai thiên về khẳng định phẩm chất anh hùng. Tuy bàn về hai vấn đề khác nhau nhưng cả hai đều góp phần hỗ trợ và bổ sung cho nhau làm sang tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
III. KẾT BÀI

 

Exit mobile version