Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc

0
27552

Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc

 

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

 Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

HƯỚNG DẪN

I. MỞ BÀI

II. THÂN BÀI

1. Khái quát

2. Nội dung cảm nhận

2.1. Bốn câu thơ mở đầu là lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình:

Mình về mình có nhớ ta ?

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Mở đầu là câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta ?” Trong câu hỏi này, “Mình” là chỉ người ra đi, “Ta” là chỉ người ở lại. Người ở lại hỏi người ra đi: Có nhớ “Ta” trong “mười lăm năm ấy” hay không ? “Mười lăm năm ấy” là trạng ngữ chỉ thời gian, đó là thời gian chỉ độ dài gắn bó nhớ thương vô vàn giữa người đi kẻ ở. Thời gian ấy được tính từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến tháng 10.1954 vừa đúng mười lăm năm. Đó là mười lăm năm “Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi”. Bốn chữ “thiết tha mặn nồng” đã cho thấy tình cảm giữa Việt Bắc và người cán bộ thật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt.[Thầy Phan Danh Hiếu]

Hai câu đầu là gợi nhắc kỷ niệm mười lăm năm gắn bó, hai câu sau là lời nhắc nhở chân tình, lời dặn dò kín đáo mà rất đỗi thiết tha:

 Mình về mình có nhớ không ?

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Người ở lại hỏi “Mình về mình có nhớ không” ? Hỏi là để gợi nhắc.  Cách gợi nhắc này cho thấy được lời dặn dò kín đáo rất đỗi chân thành: Việt Bắc là cội nguồn Cách mạng, là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Xin người về đừng quên cội quên nguồn mà hãy luôn nhớ về nguồn cội. Câu thơ này phải chăng là sự vận dụng rất linh hoạt và tài tình của Tố Hữu với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó, nhà thơ cũng nhắc nhở thế hệ cháu con phải biết hướng về gốc gác, về nơi bén rễ, về cái nôi cho ta hình hài.[Thầy Phan Danh Hiếu]

2.2. Bốn câu thơ tiếp theo là tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn:

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Hai câu đầu tác giả sử dụng hai  từ láy “bâng khuâng” và “bồn chồn” để diễn tả tâm trạng người ra đi. “Bâng khuâng” có nghĩa là nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn (buồn vì phải xa VB, vui vì được trở lại quê hương của mình) mà buồn nhiều hơn vui. “Bồn chồn” là từ láy diễn tả tâm trạng cảm xúc day dứt, hồi hộp, nôn nao trong lòng khiến cho bước chân đi cũng ngập ngừng, bịn rịn không muốn chia xa . [Thầy Phan Danh Hiếu]

Buổi chia tay ấy có hình ảnh “Áo chàm đưa buổi phân ly” đầy cảm động. “Áo chàm” là màu áo nghèo khổ, bình dị của người dân Việt Bắc là hình ảnh hoán dụ để chỉ con người Việt Bắc. Đó là những con người nghèo khổ “hắt hiu lau xám” nhưng luôn “đậm đà lòng son” thủy chung, mặn nồng. Chính màu áo ấy, con người ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hỏi làm sao người đi có thể quên được màu áo ân tình ấy ?

Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” đầy tính chất biểu cảm. “Biết nói gì hôm nay…” không phải là không có gì để nói. Không nói được vì xúc động nghẹn ngào không thốt được nên lời. Những lời không nói ấy có lẽ đã nằm hết trong ba chữ “Cầm tay nhau”. “Cầm tay” là biểu tượng của tình yêu thương đoàn kết. “Cầm tay” là đã đủ nói lên bao cảm xúc trong lòng rồi. Mặt khác, ba dấu chấm lửng đặt ở cuối câu như càng tăng thêm cái tình cảm mặn nồng ấy. Nó giống như nốt lặng trong một khuôn nhạc mà ở đó tình cảm cứ ngân dài sâu lắng.[Thầy Phan Danh Hiếu]

3. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo (Hoán dụ, câu hỏi tu từ). Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân (đặc biệt là hai đại từ Ta – Mình)

III. KẾT BÀI

Thầy Phan Danh Hiếu

Chủ biên nhiều sách tham khảo trên thị trường.

Phản hồi của bạn

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây