Tài Liệu Ôn Thi Ngữ Văn THPT

Bài tập đọc hiểu – bám sát điểm cao

 

MỤC LỤC BÀI VIẾT

 BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1-4.
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.
Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
(Theo Thế Giới Mới)
  1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
  2. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.
  3. Em hiểu như thế nào về câu: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
  4. Theo em, cần làm gì để thu hút bạn trẻ quan tâm đến việc đọc sách ? (Viết khoảng 5-7 dòng)
 
Đọc văn bản sau và trả lời từ câu 5-7
Tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây
(Cao Dao)
  1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
  2. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong bài ca dao trên? Tác dụng
  3. Viết khoảng 7 dòng trình bày cảm xúc của nhân vật trữ tình  “em” trong văn bản trên.
ĐÁP ÁN
  1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: nghị luận
  2. Văn bản trên bàn về vấn đề tác dụng của sách “Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy”. Và vấn đề văn hoá đọc của giới trẻ “Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách”.
  3. Câu: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền” có ý nghĩa: người viết đưa ra hai vấn đề: hình ảnh và ngôn ngữ. Khẳng định: hình ảnh thì thoảng qua, ngôn ngữ đọng lại lâu bền. Vì ngôn ngữ có tác dụng ăn sâu, tác động đến trí não người đọc bởi tính đa nghĩa và sức gợi mãnh liệt của nó.
  4. Cần làm gì để thu hút bạn trẻ quan tâm đến việc đọc sách: (đạt các ý)
– Nhà trường mở rộng thư viện.
– Mở các hội sách, thi cảm nhận về sách.
– Ý thức đọc sách.
  1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì nó có tính hình tượng, tính cảm xúc, tính cá thể hoá.
  2. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong bài ca dao trên là ẩn dụ: giếng – chàng trai, sợi gầu dài – tình cảm của cô gái. Tác dụng: tăng sức gợi hình mang lại giá trị biểu đạt cao, gợi lên tâm trạng cô gái trong ca dao: nuối tiếc vì đã trao nhầm tình cảm.
  3. Viết khoảng 7 dòng trình bày cảm xúc của nhân vật trữ tình  “em” trong văn bản trên.
– Tâm trạng nuối tiếc.

Xem thêm: Bài tập đọc hiểu

Exit mobile version