Tài Liệu Ôn Thi Ngữ Văn THPT

Đáp án chính thức môn Văn của Bộ năm 2021

Đáp án chính thức môn Văn của Bộ năm 2021

 

PHẦN CÂU Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU  
  Câu 1 

Theo đoạn trích, sự ra đời của dòng sông là: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.”

0,75
  Câu 2     Theo đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là những vùng châu thổ màu mỡ – những vùng nông nghiệp vĩ đại. 0,75
  Câu 3 

        + Dòng chảy của nước: chậm rãi, hiền hòa

       + Cuộc sống của con người: thanh bình, yên ả

      + Dòng chảy của nước và con người gắn bó hài hòa

1,0
  Câu 4            – Hành trình từ sông ra biển của nước: hình thành lực đẩy; mạnh mẽ xuyên qua núi; chứng kiến cuộc sống của con người; hình thành nên vùng châu thổ trước khi đổ ra biển.

          –  Rút ra những bài học phù hợp. Có thể nêu bài học theo hướng: mạnh mẽ, vượt khó, gắn bó, hòa nhập; đóng góp cống hiến…

 

0,5
II   LÀM VĂN  
  1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải biết sống cống hiến 2,0
    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.– Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  – Sự cần thiết phải biết sống cống hiến.       0,25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải biết sống cống hiến. 

Có thể theo hướng sau:

           – Sống cống hiến thể hiện trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, làm cho cuộc sống của bản thân có ý nghĩa, được yêu mến, trân trọng; góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy xã hội phát triển.

1,0
    d. Chính tả, ngữ pháp  – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
    e. Sáng tạo – Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25
  2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Sóng. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. 5,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

– Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ; vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh

0,5
    c. Triển khai các vấn đề nghị luận thành luận điểmThí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
    * Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm “Sóng” và đoạn thơ 0,5
    Cảm nhận về đoạn thơ:– Tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình:

+ Những trăn trở, suy tư về tình yêu: cội nguồn của tình yêu bí ẩn, khó lý giải; tình yêu kỳ diệu như tự nhiên.

+ Nỗi nhớ trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu: bao trùm không gian, thời gian; tồn tại trong ý thức, đi sâu vào tiềm thức; da diết, khắc khoải…

– Tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ linh hoạt; sự song hành của hình tượng sóng và em; ngôn ngữ giản dị; các biện pháp tu từ: điệp, nhân hóa, câu hỏi tu từ…    

2,0 

 

 

 

 

 

0,5

    * Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh– Vẻ đẹp nữ tính: dịu dàng, ý nhị mà nồng nàn, mãnh liệt; hồn nhiên, trực cảm mà sâu lắng, suy tư.

– Vẻ đẹp nữ tính góp phần thể hiện phong cách thơ Xuân Quỳnh.

0,5
    d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
    e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5
    TỔNG ĐIỂM 10,0
Exit mobile version