Đáp án đề thi minh họa môn Ngữ văn của Bộ GD 2019

0
18465

Đáp án đề thi minh họa môn Ngữ văn  

Sau bao nhiêu chờ đợi thì cuối cùng đề thi thử môn Ngữ văn chính thức của Bộ cũng xuất hiện. Mời các thầy cô và các em cùng chiêm ngưỡng độ khó dễ của nó. Đáp án đề thi minh họa môn Ngữ văn của Bộ được thầy biên soạn kỹ, dễ hiểu. Các thầy cô và các em thao khảo và góp ý để Đáp án đề thi minh họa môn Ngữ văn của Bộ được hoàn chỉnh.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I.  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:

“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”

Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

(John C. Maxwell – Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động – Xã hội, 2015, tr.130)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

—————— HẾT ——————

Tải đáp án có Barem điểm: Tại đây

HƯỚNG DẪN

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

– Không thay đổi thì không có sự phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống

– Cuộc sống trì trệ.

– Không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa.

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Đáp án của Thầy Phan Danh Hiếu- đề nghị trích dẫn lại thì ghi nguồn.

– Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Không tiến thêm một bước sẽ khiến mình giật lùi, lạc hậu, không bắt kịp với xu thế của sự phát triển, nhất là thời đại công nghệ 4.0

– Không dám mạo hiểm, không tiến tới, không dám vượt qua sự an toàn thì không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. 

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

– Nêu lên những tác hại của việc không chịu thay đổi, bảo thủ, trì trệ.

– Kích thích, động viên con người vượt qua mọi giới hạn quen thuộc, vượt qua chính mình, thay đổi suy nghĩ, tư duy để hướng đến những điều tốt đẹp ở phía trước. 

– Cảm giác an toàn là quan trọng, lối sống quen thuộc là điều đáng ghi nhận nhưng sự phát triển của cuộc sống là cái mới phải vừa tiếp thu vừa phủ định cái cũ thì mới có sự phát triển.

– Vì vậy mạo hiểm, dám xông pha thì mới có được thành công. Nguyễn Tử Quảng đưa điện thoại Bphone 3 ra thế giới, Phạm Nhật Vượng đưa xe hơi Việt Nam ra toàn cầu chính là vượt qua sự nghi ngại, tự ti… để Việt Nam sánh ngang tầm châu lục. 

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

– Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình miễn là  lý giải hợp lý.

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Đáp án của Thầy Phan Danh Hiếu- đề nghị trích dẫn lại thì ghi nguồn.

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

  • Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng đạt các ý:

– Thành công là những điều đạt được sau những nỗ lực, cố gắng; muốn có những thành công lớn, con người cần phải thay đổi bản thân.

– Nhận thức được: nếu chỉ sống trong vỏ bọc an toàn, ngại xông pha, ngại mạo hiểm thì bản thân sẽ lạc hậu, không bao giờ phát triển được.

– Việc dám thay đổi bản thân, có tư duy mới, dám từ bỏ vùng an toàn, thoát khỏi khuôn mẫu có sẵn thì mới có sự phát triển.

Sự thay đổi không đồng nghĩa với sự mạo hiểm, cố chấp, tự cho mình là đúng, mà phải có sự tư duy nhạy cảm, phù hợp với khả năng của bản thân và hoàn cảnh.

– Phê phán những kẻ ngại thay đổi, không dám phá bỏ rào cản, sống cổ hủ, bảo thủ…Rút ra bài học cho bản thân phải luôn sống lạc quan, tự tin, phấn đấu, dám xông pha…

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

  • Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng đạt được các ý:

Giới thiệu vấn đề: người vợ nhặt

– Nêu được các ý khái quát về Kim Lân, hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt; tình huống truyện

  • Nội dung chính: Chủ yếu là phân tích hình tượng người vợ nhặt (xuất thân, số phận, tính cách) nhưng tập trung vào hai nội dung mà đề thi yêu cầu:

Chi tiết thứ nhất (hoặc tình huống thứ nhất)Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” Tình huống này thể hiện:

+ Hình ảnh thị: “ngồi sà xuống”, “cắm đầu ăn”, “chẳng chuyện trò gì”: trơ trẽn, thô thiển, không ý tứ.

+ Giá trị hiện thực: cái đói làm con người tha hóa về nhân cách, chấp nhận miếng ăn là miếng nhục để tồn tại; cái đói làm con người bất chấp cả nhân cách, thể diện… chỉ mong có cái ăn để được sống.

+ Giá trị nhân đạo: thể hiện tấm lòng thương người, hiểu được và đồng cảm với nỗi đau khổ của con người trong nạn đói; ngợi ca sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, khát vọng sống, khát vọng vượt qua cái chết để hướng đến tương lai. Đây chính là vẻ đẹp khuất lấp ở người vợ nhặt.

Chi tiết thứ hai (hoặc tình huống thứ hai): khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

+ Hình ảnh thị: “hai con mắt thị tối lại” (ở tình huống trước đó thì mắt thị sáng lên). Thị nhận ra sự khốn cùng, tủi nhục; “điềm nhiên và vào miệng” – chấp nhận miếng cháo cám.

+ Giá trị hiện thực : phản ánh tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói, phải ăn cả cháo cám để cầm hơi.

+ Giá trị nhân đạo sâu sắc: Thị là người phụ nữ tinh tế, nhân văn, thị chấp nhận ăn bát cháo cám – chấp nhận hiện thực; thị đồng cảm với bà cụ Tứ, đồng cảm, cảm thông cho sự nghèo khổ của gia đình chồng, chấp nhận ở lại với Tràng để cùng nhau vượt qua nạn đói, hướng đến tương lai.

+ Thể hiện vẻ đẹp của tình người trong nạn đói. Vẻ đẹp tình mẫu tử, sự cưu mang, đùm bọc của Tràng và bà cụ Tứ. Đáp án của Thầy Phan Danh Hiếu- đề nghị trích dẫn lại thì ghi nguồn.

  • Nhận xét về sự thay đổi: từ chỗ thô thiển, trơ trẽn, khao khát được sống, được tồn tại nên bất chấp tất cả. Khi được Tràng và bà cụ Tứ cưu mang, người vợ nhặt đã thay đổi về tâm lý, suy nghĩ tích cực, có cái nhìn và ứng xử nhân văn hướng đến cuộc sống tốt đẹp. Qua hai chi tiết, Kim Lân đã bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận con người trong nạn đói, đồng tình với những khát vọng của họ.
  • Nghệ thuật: trần thuật hấp dẫn, tình huống truyện độc đáo; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; giọng văn đầy thương cảm, xót xa…

—- Hết—-

Đáp án của Thầy Phan Danh Hiếu- đề nghị trích dẫn lại thì ghi nguồn.

TẢI CÁC ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tải đề Toán 2019: [download id=”7955″]

Tải đề Lý:  [download id=”7952″]

Tải đề Hóa:  [download id=”7949″]

Tải đề Sinh:  [download id=”7946″]

Tải đề Tiếng Anh: [download id=”7932″]

Tải đề Sử: [download id=”7936″]

Tải đề Địa: [download id=”7939″]

Tải đề GDCD: [download id=”7942″]