Tài Liệu Ôn Thi Ngữ Văn THPT

Phân tích bài thơ Tràng giang – Huy Cận

 Phân tích bài thơ Tràng giang – Huy Cận

Phân tích bài thơ “Tràng giang” của thi sĩ Huy Cận (Ngữ Văn 11, Cơ bản, NXB Giáo dục)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

MỞ BÀI

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới. Ông nổi tiếng với các tác phẩm như: Lửa Thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự… Bạn đọc biết đến ông nhiều nhất qua bài thơ “Tràng giang” rút từ tập “Lửa thiêng” là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận trước cách mạng. Bài thơ  “Tràng Giang” mang đậm nét cổ điển và hiện đại.

THÂN BÀI

Khái quát: Huy Cận tâm sự về hoàn cảnh ra đời bài thơ: “Một chiều mùa thu năm 1939, tôi đi dạo trên bờ sông Cái bằng xe đạp, có đoạn dắt xe đi bộ thấy buổi chiều trên đê và sông đẹp quá: nắng chiều đã nhạt, mây đùn phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa như gần gũi, nửa như xa vời, quạnh hiu. Tôi dừng ở quãng bến Chèm và vang lên trong tâm tưởng mấy câu lục bát:

Tràng giang sóng gợn mênh mông

Thuyền trôi xuôi mái nước song song buồn

Rêu trôi luồng lại nối luồng

Về đâu bèo dạt, mây lồng núi xa

Tôi còn định làm tiếp bài thơ bằng lục bát và đặt tên bài là “Chiều trên sông”… nhưng đạp xe về nhà ở số 40 Hàng Than lại vang vang trong đầu nhạc điệu thơ bảy chữ, âm hưởng Đường luật như quyến rũ tai tôi, cổ họng tôi và tôi liền chuyển mấy câu đầu sang thể bảy âm. Từ đó “Tràng giang” ra đời”. [Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Nội dung phân tích:

Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ mang vẻ đẹp thiên nhiên đậm chất cổ thi. Cảnh vật thiên nhiên ấy lại được cảm nhận qua tâm hồn “sầu vạn kỷ” của nhà thơ:

 Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng [Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Ngay từ nhan đề “Tràng giang”  gợi nên vẻ đẹp cổ thi: nhà thơ sử dụng âm Hán Việt:  “Tràng” là đọc chệch đi của chữ “trường” (nghĩa là dài), “giang” là sông. Tuy nhiên, “Tràng giang”  không chỉ có ý nghĩa là sông dài mà còn rộng là vì nhờ vào âm “ang” gợi cảm giác mênh mang. Cùng với đó là câu đề từ mang cảm xúc chủ đạo cho toàn bài gợi nhiều bâng khuâng man mác “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Câu đề từ ấy chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, là chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa vào bài thơ.

Ở khổ thơ thứ nhất, nhà thơ sử dụng một loạt các thi liệu trong thơ Đường như thuyền, nước, sóng, củi khô… Đây là một bức tranh đẹp như bức tranh thủy mặc nhưng đẹp mà buồn đến tái tê. Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: “Thiên nhiên trong thơ Mới đẹp nhưng lại thấm đượm nỗi buồn da diết bâng khuâng”. Nỗi buồn đó được Huy Cận lý giải rằng “Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên”. Đó chính là nỗi buồn của thi nhân sống trong cảnh nước mất nhà tan, và có lẽ vì người buồn nên “cảnh có vui đâu bao giờ”. Dòng tràng giang vì thế chỉ thấy một dải buồn bát ngát:[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Trong “Đăng Cao” của  Đỗ Phủ viết:

“Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ

Bất tận Trường Giang cổn cổn lai”

So với “Đăng cao” của Đỗ Phủ và “Tràng giang” của Huy Cận thì cảnh tượng trong thơ Đỗ Phủ hùng vĩ, tráng lệ nhưng trong thế giới của Huy Cận thì những con sóng không phải cuồn cuộn trôi mà là sóng gợn làm ta hình dung ra những con sóng nhẹ lăn tăn trên tràng giang, lan nhẹ  và mất hút giữa dòng chảy bao la. “Buồn điệp điệp” miêu tả cái buồn thiên nhiên nhưng kỳ thực là đang diễn tả nỗi buồn chất ngất trong lòng nhà thơ. Phải chăng nỗi buồn thi nhân đang gợn lên từng đợt nỗi buồn như những lớp sóng, như Huy Cận viết: “Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng, tôi cũng thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng”. Dòng sông ấy, nhìn đâu cũng toàn một màu buồn bã: cảnh vật thì chia ly tan tác, thuyền và nước luôn gắn bó không bao giờ xa cách nhau nhưng trong mắt Huy Cận thì thuyền và nước không ăn nhập với nhau, cảnh vật chia lìa và từ đó mà nỗi sầu nhà thơ tỏa ra vũ trụ “sầu trăm ngả”.Con thuyền cũng không buồn lái, để mặc xuôi theo dòng nước lặng lờ. Ngay cả dòng nước trong bản thân con sông cũng không thiết đến nhau, cứ âm thầm mà chảy “song song”, vờ không quen biết nhau trong đời”.

Và đặc biệt, câu thơ cuối cùng mang hình ảnh cái “tôi”: Củi một cành khô lạc mấy dòng. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét rằng: “Lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca nhân loại có một cành củi khô trôi dạt trong thơ Huy Cận như nỗi cô đơn của một kiếp người trong xã hội cũ”. Cành củi đã nhỏ bé, lại là “cành củi khô” thì thật tội nghiệp không gì bằng, phải chăng nó là ẩn dụ của lớp người như thi nhân đang bấp bênh, trôi nổi giữa dòng xoáy của một đất nước mất chủ quyền?[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Khổ thơ tiếp theo vẫn là nỗi buồn tiếp nối khổ một, cảnh vật vẫn được nhìn qua đôi mắt “sầu vạn kỷ” của nhà thơ:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu

Huy Cận nói, ông học được hai chữ “đìu hiu” từ Chinh Phụ ngâm:

“Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Cảnh sắc trong Chinh Phụ ngâm đã vắng lặng hiu hắt nhưng cảnh trong “Tràng giang” lại vắng vẻ, hiu hắt, tàn tạ hơn nữa. Từ láy “lơ thơ” diễn tả sự thưa thớt, rời rạc của những cồn đất nhỏ nhoi mọc lên giữa dòng tràng giang.  Trên những cồn đất nhỏ đó, mọc lên những cây lau, sậy, khi gió thổi qua thì âm thanh phát ra nghe man mác, nghe “đìu hiu” não nuột.  Câu thơ từ đó cũng chùng xuống nặng trĩu tâm tư con người.

 Nhà thơ muốn tìm hơi ấm con người nhưng bất lực “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Đâu là ở đâu? Không xác định. Âm thanh nghe mơ hồ quá, lại là âm thanh chợ chiều đã vãn thì lại càng nghe hiu hắt, buồn bã. Xưa Nguyễn Trãi cũng viết về  âm thanh ấy:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu Tịch Dương”[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Nhưng đấy lại là thanh âm của phiên chợ đông đúc của một cuộc sống no đủ, nhưng âm thanh trong thơ Huy Cận là âm thanh thoảng trong chiều gió xa xôi rồi biến mất. Vui nhất là âm thanh chợ đông, buồn nhất là âm thanh lúc chợ vãn. Nhà thơ nói “đâu tiếng” tức là âm thanh mơ hồ không xác định và chính âm thanh mơ hồ đó càng tô thêm vẻ hiu quạnh cho bức tranh thiên nhiên và cái hiu quạnh của hồn người.[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Hai câu sau, không gian mở ra bát ngát:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Huy Cận đã vẽ nên một khung cảnh không gian ba chiều rộng lớn, “trời lên” là chiều cao, “sông dài” là chiều dài, “trời rộng” là chiều rộng, nhà thơ thì lại đứng giữa “bến cô liêu” – nơi giao nhau của vũ trụ. Vũ trụ thì bao la, vô tận. Con người thì bé nhỏ, hữu hạn. Nhà thơ nhìn lên bầu trời và thấy bầu trời “sâu chót vót”. Cách dùng từ “sâu” độc đáo, nhà thơ không dùng “cao” mà dùng “sâu”. “Cao” chỉ tả được độ cao vật lý của bầu trời. Còn “sâu” không chỉ diễn tả được độ cao vật lý mà còn diễn tả được sự rợn ngợp trước không gian ấy. Đó chính là sự rợn ngợp trong tâm hồn thi nhân trước cái vô cùng của vũ trụ, nhà thơ gọi nơi mình đứng là “bến cô liêu” hay chính tâm hồn nhà thơ là “bến cô liêu” (hoang vắng, lẻ loi), đó là cách dùng từ tinh tế của thi nhân là vì nó diễn tả sự cô đơn tâm hồn, cách liên tưởng này giống với cách liên tưởng của Xuân Diệu: “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề” hay gợi nhớ bài thơ U Châu Đăng Đài Ca của nhà thơ Trần Tử Ngang:[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

“Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất kiến lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Độc thiên nhiên nhi thế hạ”

(Người trước chẳng thấy đâu

Người sau thì chưa tới

Ngẫm trời đất thật vô cùng

Riêng lòng đau mà lệ chảy)

Như vậy mỗi thi nhân tuy có một cách diễn đạt khác nhau nhưng đều giống nhau ở một điểm đó chính là nỗi cô đơn, nỗi buồn trước cái không cùng của vũ trụ.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, cái tôi cô đơn của thi nhân còn mênh mang rợn ngợp hơn nữa qua hai lần phủ định:

                             Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

                            Mênh mông không một chuyến đò ngang.

                            Không cầu gợi chút niềm thân mật,

                            Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.           [Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Hình ảnh thơ gợi cho người đọc sự trống vắng đặc biệt là gợi lên nỗi buồn thấm thía với hình ảnh bèo dạt làm hiện lên kiếp đời bấp bênh trong xã hội cũ.  Bèo dạt gắn liền với mây trôi, lớp người này lớp người kia nối đuôi nhau trong dòng chảy. Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm sự kết nối, gần gũi và gắn bó nhưng không tìm thấy. Hai câu thơ với hai lần phủ định “không đò”, “không cầu” – không có tín hiệu sự sống mà chỉ có cái mênh mông  của vũ trụ mà vũ trụ càng mênh mông thì con người càng nhỏ bé, chỉ là những bãi cát dài hút tầm mắt. Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối. Phóng tầm mắt ra sông rộng thấy “Mênh mông không một chuyến đò ngang”; “Không cầu gợi chút niềm thân mật” để rồi  thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Chỉ có con người đơn độc giữa không gian, thời gian vô thủy vô chung. Nhìn đâu cũng chỉ thấy “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

Khổ cuối khép lại chất chứa niềm tâm sự sâu kín của thi nhân về tình yêu với quê hương xứ sở.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói, hoàng hôn cũng nhớ nhà[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

 Cảnh tượng hùng vĩ và tráng lệ, phía cuối chân trời xa mây trắng đùn ra như những hòn núi bạc khổng lồ. Cảnh tượng hùng vĩ này khiến ta liên tưởng đến bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ:

“Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Nhưng đối lập với cảnh hùng vĩ đó, ta lại bắt gặp một cánh chim chiều cô đơn “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” đang bị bóng chiều và sự vô cùng của vũ trụ nuốt trôi đi sự bé nhỏ của nó. Hình ảnh cánh chim nhỏ bé như đang chở nặng nỗi niềm thi nhân lạc lõng giữa bầu trời rộng thênh thang. Và lúc này đây nhà thơ không nhìn vào vũ trụ, bầu trời nữa mà nhìn vào lòng mình, thi nhân gọi lòng mình là “lòng quê”. Chữ “vời” khiến ta liên tưởng tới tâm trạng Thúy Kiều “Bốn phương mây trắng một màu/ Trông vời cố quốc biết đâu là nhà”. Hai chữ “dợn dợn” là từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận diễn tả tâm trạng nôn nao, day dứt của lòng người đang dợn lên trong tâm hồn, đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương nhưng quê hương mình không còn, đây là những tâm trạng chung của các nhà thơ mới nước ta. Cũng tâm trạng Mười thế kỷ trước ở Trung Quốc, có một nhà thơ đứng bên dòng Trường Giang ngắm khói sóng xa xôi mà nhớ quê da diết, đó chính là tâm hồn của Thôi Hiệu:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Mười thế kỷ sau, Huy Cận đồng cảm nhưng khác nhau là Huy Cận không nhìn thấy khói cũng nhớ nhà. “Xưa kia nhà thơ Thôi Hiệu buồn vì cõi tiên mù mịt, quê nhà cách xa, khói sóng trên sông gợi cho tác giả thấy mờ mịt mà sầu. Nhưng nay Huy Cận buồn trước cảnh không gian hoang vắng, sóng “gợn tràng giang” khíến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp và là tổ ấm hạnh phúc đối với ông. Thôi Hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô, đó là lòng khát khao một cõi quê hương thực tại còn Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình, hoang vắng lòng ông lại muốn được trở về với quê hương là cái hương tâm (lòng quê)” (Lời bình sưu tầm từ Internet)

Nghệ thuật: Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển và hiện đại qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ bảy chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …nhiều từ Hán Việt cổ kính còn tình cảm thi nhân mang màu sắc hiện đại.[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

III. KẾT BÀI

“Tràng giang” là một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ “Lửa thiêng”. Nó là ngọn lửa thiêng liêng, ngọn lửa vĩnh cửu toả sáng một hồn thơ đẹp. Thi sĩ đã chọn thể thơ thất ngôn với bốn khổ thơ, như một bức hoạ tứ bình tuyệt tác.  Như Xuân Diệu đã từng nói“Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc”. Đọc “Tràng giang” ta thêm yêu, thêm nhớ đất trời sông núi quê hương Việt Nam.

[Thầy Phan Danh Hiếu – Chủ biên nhiều sách tham khảo Ngữ văn luyện thi]

Exit mobile version