Tài Liệu Ôn Thi Ngữ Văn THPT

Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội

CÁC BƯỚC VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bước 1. Đọc kỹ đề

Ví dụ: Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế. (Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough)

Câu nghị luận xã hội cho là: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”

Như vậy câu trên là một câu trong bài đọc hiểu. Vậy phải đọc kỹ bài Đọc hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể mà ở đó tác giả đã dạy chúng ta về cách cảm nhận thế giới và thái độ ứng xử văn hóa trước thế giới, trước cuộc đời.

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

 

Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn

– Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 01 câu (Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao)

Bước 3. Xây dựng thân đoạn

+ Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.

+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)

+ Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.

Bước 4. Viết kết đoạn

– Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm)

LƯU Ý: Đoạn văn là không được xuống dòng, không được viết như một bài văn thu nhỏ.

* Số dòng, số câu cho từng phần:

a. Mở đoạn: 1 câu

b. Thân đoạn:

Bài văn 200 từ nhưng bạn có thể viết tới 250 từ (tương đương trên 20 dòng)

Chúc các bạn thành công!

KINH NGHIỆM VIẾT ĐOẠN VĂN 200 CHỮ – BÀI GIẢNG HAY CẦN XEM

Thầy Phan Danh Hiếu


Tham gia: KHÓA HỌC ONLINE

Exit mobile version