Thường khi làm văn nghị luận xã hội các em hay mắc các lỗi sau
- Không xác định được dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống hay là tư tưởng đạo lý.
- Mở bài không trúng vào vấn đề.
- Không xác lập được luận điểm, nói chung chung.
- Viết lung tung, lan man, dài dòng văn tự kiểu như nghĩ gì viết nấy
- Lấy dẫn chứng không hợp lý, hoặc sa vào kể dẫn chứng, dẫn chứng quá nhiều mà bài viết không bao nhiêu
- Không biết cách rút ra bài học cho bản thân (với hiện tượng đời sống) hoặc bài học nhận thức và hành động (với tư tưởng đạo lý)
- Không biết cách kết bài
- Viết quá ngắn nên thiếu ý.
- Không biết cách trình bày bài văn. Nhầm lẫn kiểu như: mở một đoạn, thân một đoạn, kết một đoạn.
- Cách phân biệt dạng đề tư tưởng hay hiện tượng bằng cách:
- Nếu câu hỏi bàn đến những vấn đề có tính chất thời sự hiện nay bằng một vấn đề trên báo chí hoặc một vấn đề không trích dẫn trong ngoặc kép thì đó là hiện tượng đời sống. Ví dụ: hiến máu nhân đạo, an toàn giao thông.
- Nếu đề thi xuất hiện ý kiến (có bỏ ngoặc kép) hoặc danh ngôn, triết lý thì đó là tư tưởng đạo lý.
2. Mở bài phải đánh trúng vào trọng tâm vấn đề mà đề thi yêu cầu. Nếu là tư tưởng đạo lý thì bằng mọi giá phải dẫn câu nói, ý kiến đó vào.
Ví dụ: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
Ta xem nhé, đây rõ ràng là bàn đến tư tưởng phải không nào? Vậy ta xem thử là bây giờ nên mở như thế nào. Theo thầy ta nên tạo sự đối lập trong mở bài: Đối lập với ý chí là gì? là sự hèn nhát, yếu đuối. Vì vậy hãy mở bài kiểu như là:
3. Muốn xác lập đúng luận điểm thì phải thường xuyên đặt ra vấn đề: vì sao? tại sao? cách hỏi ấy làm hiện lên ý trả lời trong đầu.
Ví dụ: Tại sao có “ý chí” thì “có con đường” ? (Chính câu hỏi đặt ra này làm ta phải băn khoăn tìm câu trả lời) sau đó trả lời:
- Vì ý chí giúp chúng ta chiến thắng nghịch cảnh khó khăn để vươn lên….. (kiểu vậy nhé). Sau đó còn bao nhiêu chữ “vì” như vậy nữa.
4. Nên tiết chế cách viết lan man bằng cách tập trung vào việc lý giải ngắn gọn.
5. Dẫn chứng chỉ nên từ 2 dẫn chứng. Và mỗi lần dẫn chứng chỉ nên sử dụng 4 dòng để nói chứ đừng kể nhé. Ví dụ lấy dẫn chứng về thầy Nguyễn Ngọc Ký thì nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương của nghị lực vượt khó vươn lên thành tài. Thầy là biểu tượng và nguồn cảm hứng sống cho bao người”. Nói vậy đủ rồi đừng kể chuyện là thầy bị liệt hai tay, rồi phấn đấu ra sao, rồi cuộc sống thế nào… cái đó chỉ tổ làm mất thời gian và chắc chắn bài viết không thuyết phục.
6. Bài học bản thân phải nói được: Từ hiện tượng đó em học hỏi được gì? Em sẽ làm gì trong hiện tại và tương lai.
- Với tư tưởng đạo lý nên chia thành:
– Về nhận thức ta thấy: thấy điều đó đúng hay sai ? Lý do
– Về hành động ta cần: em cần làm gì gì trong hiện tại và tương lai. (nhắc đến những việc như: cần học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống….)
7. Viết kết bài chỉ nên 3 câu, ngắn gọn, đủ.
Ví dụ: Tóm lại câu nói trên đã để lại trong chúng ta nhiều bài học sâu sắc. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải điều chỉnh hành vi và suy nghĩ của mình để phù hợp với cuộc sống và nhất là phấn đấu trở thành con người có ích cho xã hội.
8. Độ dài cần thiết của bài văn NLXH là khoảng 4 trang rưỡi đến 5 trang là đẹp. Đừng viết dưới 3 trang (trang tức là mặt giấy em nhé, đừng lộn thành tờ giấy)
Biên Hoà một chiều tháng 5 năm 2016