Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến. Liên hệ người chiến sĩ trong Từ ấy

0
24830

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến. Liên hệ người chiến sĩ trong Từ ấy

—-Sưu tầm—-

ĐỀ RA: Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến (Quang Dũng) trong đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Ảo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Từ đó, liên hệ vẻ đẹp lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy (Tố Hữu) để rút ra nhận xét về cách xây dựng hình tượng chung người chiến sĩ.

 HƯỚNG DẪN

Xem thêm: Sóng – Xuân Quỳnh

ĐĂNG KÝ KÊNH VĂN HỌC ONLINE CỦA THẦY Ở DƯỚI ĐỂ XEM NHIỀU VIDEO

I. MỞ BÀI

– Quang Dũng (1921 – 1988) là một nghệ sĩ đa tài; làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn… nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Cùng với Từ ấy của Tố Hữu, Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

II. THÂN BÀI

1. Khái quát về bài thơ, vị trí đoạn thơ trong Tây Tiến:

– Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.

        – Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)

        – Đoạn thơ thuộc đoạn thứ 3 của bài thơ, thể hiện cảm hứng nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến;

2. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về hình tượng người lính trong đoạn thơ:

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

 

* Về nội dung:

– 4 câu đầu: Cuộc sống gian khổ, khó khăn và vẻ đẹp tâm hồn người lính  

+ 2 câu đầu là bức chân dung người lính hiện lên với những nét vẽ chân thực qua hình ảnh so sánh, tương phản:

          Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

          Quân xanh màu lá dữ oai hùm.          .

++ Quang Dũng đã không né tránh việc mô tả cuộc sông gian khổ mà người lính phải chịu đựng: Hình ảnh không mọc tóc, quân xanh màu lá là hậu quả những trận sốt rét rừng, của thiếu lương thực, thiếu thuốc men… Tất cả làm mái tóc xanh của các chàng trai trẻ không còn nữa, da xanh như tàu lá.

++ Tuy vậy, cái vẻ xanh xao vì đói rét, bệnh tật ấy của người lính Tây Tiến, qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên vẻ oai phong, dũng mãnh như những con hổ nơi rừng thiêng: dữ oai hùm. Bút pháp lãng mạn đã tạo ra cái nhìn xoáy vào bên trong khiến hình tượng người lính hiện lên ốm mà không yếu, khắc khổ mà không tiều tụy.

++ Hai chữ đoàn binh âm Hán Việt đã gợi ra một khí nghiêm trang, hùng dũng kết hợp với các thanh trắc rơi vào trọng âm đầu của câu thơ như “tiến “, “mọc tóc” khiến âm hưởng của câu thơ vút lên mạnh mẽ, làm vợi đi ấn tượng xót xa về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.

+ 2 câu sau là vẻ đẹp tâm hồn đậm chất hào hoa, lãng mạn của các chàng trai Tây Tiến

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

++ Hình ảnh mắt trừng thể hiện ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương, thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình.

++ Hình ảnh Đêm mơ Hà Hội dáng kiều thơm  lại là phút giây mơ mộng của tâm hồn trở về mái trường góc phố. Bên trong cái dữ dội, oai hùng của người lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương. Họ là những chàng trai ra đi khi mới mười tám, đôi mươi, chắc hẳn ai cũng ôm ấp trong tim một bóng hình. Ba chữ dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều thanh lịch của các thiếu nữ Hà thành.

Quang Dũng đã tạo nên một tương phản hết sức đặc sắc – những con người chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính là con người có một đời sống tâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa. Giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về dáng kiều thơm, nhớ về  vẻ đẹp của Hà Nội – Thăng Long xưa.

+4 câu sau: Những hi sinh mất mát và ý chí quyết tâm của người lính

++ Quang Dũng một lần nữa nhìn thẳng vào những mất mát hi sinh mà người lính phải trải qua: Rải rác biên cương mồ viễn xứ

+++ Từ láy tượng hình rải rác diễn tả hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh trải khắp một vùng biên cương Tổ quốc. Nếu tách riêng câu thơ ra khỏi đoạn ta dễ có cảm giác đang đượe chứng kiến một bức tranh với màu sắc xám lạnh, u uất như vọng về từ thời chinh phu tráng sĩ;

+++ Tuy nhiên, cái bi như vơi bớt đi khi tác giả sử dụng ba từ Hán Việt liên tiếp: biên cương – mồ – viễn xứ gợi không khí thiêng liêng, trang trọng, làm nhòe đi nét nghĩa đau thương mà vang về âm thanh hào hùng. Những nấm mồ hoang lạnh nơi rừng sâu biên giới bỗng trở thành những mộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng.

+ Câu thơ tiếp theo vang lên như một lời thề Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Đó cũng chính là lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những chàng trai đô thành này.

+ Sự hy sinh của người lính còn được tráng lệ hoá trong câu thơ Áo bào thay chiếu anh về đất.

++ Hình ảnh áo bào thay chiếu thực chất là hiện thực thiếu thốn, gian khổ: tiễn đưa người lính về nơi vĩnh hằng không có cả một chiếc quan tài, thậm chí không cả manh chiếu che thân. Câu thơ của Quang Dũng không dừng lại ở mức tả thực mà đẩy lên thành cảm hứng tráng lệ, hai chữ “áo bào” lấy từ văn học cổ, gợi hình ảnh tấm áo choàng màu đỏ của các dũng tướng ra trận thuở xưa.

++ Nghệ thuật nói giảm, nói tránh anh về đất gợi tư thế ung dung, thanh thản, nhẹ nhõm của người lính khi đón nhận cái chết.

+ Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh dòng sông Mã gầm lên khúc độc hành. Sự hi sinh của người lính Tây Tiến còn lay động đến cả đất trời, khiến dòng sông Mã gầm lên đau đớn, tiếc thương. Trong âm hưởng hào hùng và dữ dội của thiên nhiên, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.

            Tây Tiến xứng đáng được xem là một tượng đài kỉ niệm bằng thi ca về đoàn quân Tây Tiến nói riêng về con người Việt Nam nói chung của một thời đại đầy gian lao mà anh dũng.

* Về nghệ thuật:

– Kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.

– Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, sáng tạo khi kết hợp từ Hán Việt và thuần Việt

– Nhiều biện pháp nghệ thuật: nói giảm, đối lập…

3. Liên hệ vẻ đẹp lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy (Tố Hữu) để rút ra nhận xét về cách xây dựng hình tượng chung người chiến sĩ.

– Về vẻ đẹp lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy (Tố Hữu)

+ Nêu đôi nét về Tố Hữu và bài thơ Từ ấy;

+ Phân tích vẻ đẹp lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy:

++Người chiến sĩ cộng sản có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản. Lí tưởng chính là ánh nắng hạ rực lửa, là mặt trời chói sáng, soi rọi giúp cho nhà thơ nhận ra con đường đi đến với chân lí, lẽ phải, công bằng, niềm tin, hi vọng. Lí tưởng còn hồi sinh, chỉ đường, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật thơ ca của người chiến sĩ.

++ Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Con người đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu. Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

– Nhận xét về cách xây dựng hình tượng chung người chiến sĩ.

+ Cả 2 nhà thơ Tố Hữu và Quang Dũng đều xây dựng hình tượng chung người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp lí tưởng sáng ngời, cùng sử dụng bút pháp lãng mạng cách mạng để thể hiện;

+ Tuy nhiên, mỗi nhà thơ đều sáng tạo hình tượng người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp độc đáo riêng. Người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy say mê lí tưởng Đảng, cất lên tiếng hát của một tâm hồn trẻ trong buổi đầu giác ngộ cách mạng. Tất cả đều thể hiện phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Người chiến sĩ trong Tây Tiến là đoàn binh hùng mạnh, can trường, tài hoa và lãng mạn khi còn sống và khi đã hi sinh. Tất cả đều thể hiện phong cách thơ trữ hồn hậu, phóng khoáng, tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.

+ Nguyên nhân sự khác biệt :

++ Mỗi tác giả đều mang một cảm xúc riêng khi thể hiện hình tượng người chiến sĩ

++Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình tượng người chiến sĩ của mỗi tác giả.

III. KẾT BÀI

   Kết luận về vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng và Tố Hữu. Cảm nghĩ của bản thân về hình tượng.

 

—-Sưu tầm—-

ĐĂNG KÝ KÊNH VĂN HỌC ONLINE CỦA THẦY Ở DƯỚI ĐỂ XEM NHIỀU VIDEO