Kỹ năng mở bài dạng so sánh liên hệ
1. Các tiêu chí để mở bài dạng so sánh
- Tiêu chí lịch sử (hai tác phẩm có cùng thời gian ra đời)
- Dựa trên đề tài (đề tài về thiên nhiên, đề tài người lính…)
- Dựa trên nội dung, những điểm chung về nhân vật, đoạn thơ (nội dung hai đối tượng so sánh có điểm gì chung thì lấy đó làm căn cứ)
- Dựa trên cảm hứng, bút pháp nghệ thuật của các tác giả khi viết về một đề tài nào đó.
2. Thực hành một kiểu mở bài so sánh
Ví dụ: Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người lính qua hai đoạn thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
(“Tây Tiến”– Quang Dũng)
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên?
@ Như vậy, cả hai đoạn thơ trên đều hướng đến một nội dung chung là đoàn quân ra trận. Ta có thể dựa trên tiêu chí 1 và 2 để mở bài.
Thơ ca kháng chiến chống Pháp là những vần thơ có niềm cảm hứng mãnh liệt nhất về hình tượng người lính bộ đội cụ Hồ. Dưới ngòi bút của bao thi sĩ, hình tượng ấy hiện lên thật sinh động, gần gũi mà cũng rất bi tráng, hào hùng. Nằm trong số ấy có bài Việt Bắc của Tố Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng. Cả hai bài thơ đều góp phần làm hiện lên vẻ đẹp của hình tượng người lính vừa có những nét chung gần gũi vừa có những vẻ đẹp riêng khó trộn lẫn. Tất cả được Quang Dũng và Tố Hữu thể hiện sâu sắc qua hai đoạn thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
(“Tây Tiến”– Quang Dũng)
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
@ Như vậy là xong mở bài rồi nhé!
@ Phần tác giả, tác phẩm thì các em chuyển xuống phần đầu của thân bài.
@ Các em cần mở những đề nào thì comment ở dưới nhé. Thầy sẽ làm.
Thông báo cho các bạn mua bộ tài liệu cấp tốc gồm đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học thì bám chắc vào đó để học nhé. Yên tâm là điểm cao nếu các em đọc kỹ.
Xem thêm: Dạng so sánh liên hệ