So sánh hai đoạn thơ về thiên nhiên trong Tây Tiến và Việt Bắc

0
17925
logo A

So sánh hai đoạn thơ về thiên nhiên trong Tây Tiến và Việt Bắc

Đề: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

(Tây Tiến, Quang Dũng)

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”

( Việt Bắc, Tố Hữu)

HƯỚNG DẪN

Video bài giảng Việt Bắc: Tại đây

I. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu vài nét về tá giả và tác phẩm:

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ là nỗi nhớ lớn của tác giả về thiên nhên và con người. Bốn câu đầu thể hiện rõ nhất nội dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu. cả bài thơ là tình cảm cách mạng sâu nặng của những người cán bộ kháng chiến với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. Bốn câu thơ nằm ở phần I của bài thơ phần nào thể hiện được đoạ lí ân tình thuỷ chung đó.

II.Thân bài (4,0 điểm)

Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. (1,5 điểm)

Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, con người Tây tiến gian khổ mà hào hoa.

Hình ảnh thơ có sự hài hoà, nét thực, nét ảo, vừa mông lung, vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với ảm xúc ( câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần ( rồi; ôi; chơi vơi; hơi), điệp từ (nhớ/ nhớ) và lối đổi uyển chuyển (câu 3 và 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết ngậm ngùi.

Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc ủa Tố Hữu (1,5 điểm)

Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về những trận đánh của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Thiên nhiên, đất trời, núi rừng Việt Bắc đã trở thành những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của quân và dân ta. Nó vừa bao vây quân thù, vừa che chở cho bộ đội.

Núi rừng vốn là những vật vô tri, song dưới con mắt của nhà thơ, núi rừng, thiên nhiên cũng trở nên ó ý chí, có tình người. Chúng cùng quân dân tham gia chiến đấu (Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây). Nghệ thuật nhân hoá, Tố Hữu đã biến núi rừng , Thiên nhiên thành con người Việt Nam anh dũng kiên cường ( Núi …quân thù). Hai từ “che” và “vây” đối lập làm nổi bật vai trò của những cánh rừng ở Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

So sánh (1,0 điểm)

Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu nặng về thiên nhiên và con người ở những miền quê mà người lính tiền chiến đã đi qua.

Điểm khác biệt:

+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộ lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan.

+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối với đất, người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng.

III. Kết bài (0,5 điểm)

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ.

Đánh giá, mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Thiên nhiên và con người trong Việt Bắc

logo A
Các bài khácĐoạn văn 200 chữ Tự Học
Bài tiếp theoBài tập thực hành Đọc Hiểu
Phan Danh Hiếu
"Kiến thức nhờ nhận nhiều mà có, trái tim nhờ cho đi mà giàu". Chúng ta không thể sống chỉ biết nhận mà không biết cho. Vậy nên chia sẻ kiến thức văn chương ở đây cũng chính là cho đi. Và cho đi là còn mãi. Mỗi ngày tôi không ngừng lên mạng để đọc và viết. Đam mê gắn liền với tình yêu thương khiến bản thân luôn thấy cuộc sống này thật đẹp....