Tặng tài liệu phân tích tác phẩm Người lái đò Sông Đà

0
39762

Tặng tài liệu phân tích tác phẩm Người lái đò Sông Đà

Trích một đoạn trong tài liệu chuyên sâu – phân tích đoạn đầu tác phẩm sông Đà . Tài liệu này có trong khóa học (ở cuối trang)

Đoạn trích thứ nhất là vẻ đẹp hung bạo, hiểm trở của sông Đà. Đó là sự hung bạo ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành và cảnh ghềnh Hát Loóng đầy dữ dội hiểm nguy.

          Đoạn văn thứ nhất là hình ảnh hiểm trở của đá bờ sông.

          Câu văn đầu được viết theo thể câu khẳng định: “Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá”. Nghĩa là, thác đá là những hình ảnh chủ đạo của sự hung hiểm. Nhưng sự hiểm trở ấy không chỉ có thác đá mà còn nhiều thứ khác nữa. Câu văn sau mở ra thêm một thế giới hung bạo nữa của sông Đà. Đó là “cảnh đá bờ sông, dựng vách thành”. Chữ “vách thành” gợi liên tưởng đến những thành quách kiên cố, vững chãi. Chữ “thành” cũng gợi liên tưởng đến cách nói của người xưa “thành cao, hào sâu”. Ở đây tác giả đã dùng thành để miêu tả độ cao, độ sâu của cảnh đá bờ sông. Hai bên đá dựng thẳng đứng lởm chởm. Cao đến nỗi “lúc đứng ngọ mới thấy mặt trời”. Ánh sáng bị triệt tiêu, dòng sông chảy trong bóng tối. Có chỗ khác tác giả miêu tả: “có vách đá thành chẹt lòng sông Đà”. Động từ “chẹt” gợi ra hình ảnh dòng sông có chỗ bị đá bóp nghẹt lại, chật chội. Dòng chảy bị nghẽn bởi độ hẹp dữ dội tạo nên sự bức bối ngột ngạt. Phép so sánh “như một cái yết hầu” gợi hình dung dòng chảy khi đi qua quãng này giống như chảy vào một nút thắt mà hai bên đều là đá hiểm trở, đầy rẫy những nguy hiểm chực chờ. Đây là nơi thuyền bè khó đi qua. Có khi lại bị mắc kẹt vào giữa cái yết hầu ấy. Độ hẹp ấy của đôi bờ sông Đà còn được tác giả gợi tả qua hai hình ảnh: “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ có lần đã nhảy vọt từ bờ này sang bờ kia”. Mặt khác hai hình ảnh ấy còn là cách nói thể hiện ý nghĩa: bên trên hai bờ sông thì có vẻ như rất yên bình. Có thể “nhẹ tay ném hòn đá”, có thể “nhảy vọt” nhẹ nhàng qua bên kia bờ. Nhưng ở dưới lòng sông lại chứa đựng bao nhiêu là nguy hiểm.

          Không chỉ tả bằng thị giác, Nguyễn Tuân còn tả cảm giác. Đầu tiên là cảm giác “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh”. “Lạnh” ở đây vừa là cái lạnh do không khí mát mẻ dưới lòng sông mang lại, vừa là cảm giác lạnh gáy, sởn gai ốc vì đi đò qua đây chẳng khác gì đang đi vào miệng tử thần, đang tự dâng mình cho thủy quái. Cảm giác thứ hai mà sông Đà mang lại đó là: “cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Đó là cảm giác về độ cao khủng khiếp của hai bờ đá. Đá cao ngất như “trên cái tầng thứ mấy”. Đã vậy động từ “tắt phụt” còn gợi ra cảm giác ánh sáng vụt tắt, bóng tối vây bủa, con người bỗng thấy mình đơn độc, sợ hãi.

====Trích đoạn trên là trong tài liệu chuyên sâu – phân tích đoạn đầu tác phẩm sông Đà . Tài liệu này chỉ có tại: Bấm vào đây

DƯỚI ĐÂY LÀ TÀI LIỆU TẶNG. BẤM LINK DƯỚI NHÉ.

Bấm vào: [download id=”8648″]