10 câu lý luận văn học giúp bài văn trở nên sâu sắc

0
91708

10 câu lý luận văn học giúp bài văn trở nên sâu sắc

1. Ngôn ngữ của thi ca khác với ngôn ngữ của đời sống ở chỗ là nó gợi ra được những liên tưởng phong phú, khơi dậy ở tâm hồn con người những rung động sâu xa, biến những tầm thường của đời sống thành những gì lãng mạn cao cả. (Lâm Ngữ Đường)

2. Thơ là thanh nam châm có sức hút diệu kỳ. Một người không yêu thơ khi đọc mấy vần thơ cũng sẽ tìm thấy cho mình được vài lời hay ý đẹp. Ấy là thơ đã làm cho họ thấy được điều cần thấy ở thơ rồi. (Lâm Ngữ Đường)

3. Nếu tình huống truyện tạo ra bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy. (Lê-ô-nốp -Lê-ô-nit)

4. Nhân vật là bản sao của đời sống nhưng không phải là bê nguyên xi trần trụi vào tác phẩm mà đã được nhà văn gọt giũa bằng lớp lớp ngôn từ nên khi vào tác phẩm nhân vật đã trở thành hình tượng nghệ thuật. (Lê-ô-nốp -Lê-ô-nit)

5. Muốn hiểu được thơ thì phải bóc lớp vỏ ngôn ngữ ấy ra, hãy tận hưởng mùi hương vani hay mùi xạ hương trong tầng sâu của nó. (A.Puskin)

6. Hình tượng con người vô danh trong tác phẩm thường được các nhà văn xây dựng một cách chỉn chu, có số phận, có cá tính, tâm lý và đôi khi hội tụ đầy đủ mọi phẩm hạnh. Tuy nhiên nhà văn không định danh, và vì không định danh nên nhân vật mãi mãi là những ám ảnh day dứt trong tâm hồn bạn đọc. (Mạc Ngôn – nhà văn đạt giải Nobel văn học của Trung Quốc)

Xem thêm: 30 câu lý luận văn học cần có cho bài văn

7. Nhà văn là người mở đường cho bạn đọc bước vào thế giới thứ hai – cái thế giới luôn song song tồn tại với thế giới thực – nhưng con người sẽ không bao giờ nhận ra cho đến khi bắt gặp ở ngoài kia một cuộc đời, một số phận giống như thế. (Mạc Ngôn – nhà văn đạt giải Nobel văn học của Trung Quốc)

8. Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực. (Nguyễn Minh Châu)

9. “Bản chất của thơ là thơ ngây, là bất thường, là xuất kỳ bất ý, là tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người. Những tập thơ có giá trị thực sự, chúng có thể là “Kinh thánh của tâm hồn” (Thanh Thảo – nhà thơ nổi tiếng với bài “Đàn ghita của Lorca)

10.  Trong cuốn “Cảm nhận văn học”, giáo sư Lê Đình Kỵ cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người”.

Thầy Phan Danh Hiếu tuyển chọn.

Các em đăng tải lại ở đâu thì nhớ ghi nguồn https://thayhieu.net