Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn 12 – Lý luận văn học

0
47001

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn 12 – Lý luận văn học

Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Một bài thơ hay là hay ở tình ý, hay ở chữ tiếng, hay ở sự việc, hay ở nhạc điệu”. Còn nhà văn Nguyễn Tuân lại cho rằng: Thơ là mở ra được một cái gì đó mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó vẫn như là bị phong kín. Anh (chị) hiểu hai ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu của mình qua một vài bài thơ Mới đã học, đã đọc.

DÀN Ý

I. MỞ BÀI: dẫn dắt vấn đề lý luận thơ và đưa vào hai ý kiến của Xuân Diệu và Nguyễn Tuân.

II. THÂN BÀI

1. Giải thích ý kiến:

– Ý kiến thứ nhất: “Một bài thơ hay là hay ở tình ý, hay ở chữ tiếng, hay ở sự việc, hay ở nhạc điệu”.

+ Hay của thơ trước hết là hay ở tình cảm con người (tình ý), là sự rung động của trái tim trước sự việc.

+ Hay của thơ là hay ở cách dùng từ, nhãn tự, hay ở tiếng. Bởi vậy lựa chọn ngôn ngữ, “quặng chữ” cho thơ là rất quan trọng.

+ Cuối cùng hay của thơ là hay ở nhạc điệu, tính nhạc, âm điệu của thơ.

          Thực chất ý kiến này bàn về ba góc độ của thơ hay: tình ý – ngôn từ – nhạc điệu.

– Ý kiến thứ hai:Thơ là mở ra được một cái gì đó mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó vẫn như là bị phong kín.”

          + Thơ ca là thế giới của tâm hồn. Tâm hồn lại là thứ riêng tư, khép kín – “phong kín”. Và chỉ có thơ ca mới có sức gợi mở vô cùng, để khơi dậy điều “phong kín” ấy, mang đến điều mới mẻ độc đáo.

          Thực chất ý kiến này bàn về khả năng khơi dậy của Thơ.

2. Chứng minh hai ý kiến

2.1. “Một bài thơ hay là hay ở tình ý, hay ở chữ tiếng, hay ở sự việc, hay ở nhạc điệu” – Đây là một định nghĩa về thơ hay của Xuân Diệu.

          – Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…(dẫn chứng)

          – Câu thơ hay bao giờ cũng là câu thơ giàu sức gợi. Gợi ý và gợi tình. Đọc thơ hay, người ta thấy được cả sự rung động của thi sĩ. (dẫn chứng)

          – Từ ngữ trong thơ vô cùng quan trọng vì nó là linh hồn của câu thơ, bài thơ. Trong quan niệm của thơ Đường thì từ ngữ là “nhãn tự”, trong quan niệm hiện đại, Mai-a-cop-ki cho rằng đó là “quặng chữ” và “Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ”. (dẫn chứng) Tài Liệu Thầy Phan Danh Hiếu

          – Nhạc điệu trong thơ cũng rất quan trọng vì nó tạo nên giai điệu cho bài thơ. Bởi vậy, nhiều nhà thơ đã sử dụng rất nhiều những hình thức nghệ thuật để tạo nên giai điệu cho riêng mình. Lâu dần, giai điệu quen thuộc sẽ thành phong cách của nhà thơ. (dẫn chứng)

2.2. Bàn về sự độc đáo của thơ, Nguyễn Tuân nhấn mạnh: “Thơ là mở ra được một cái gì đó mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó vẫn như là bị phong kín”

          – Thơ là tiếng nói về thế giới tâm hồn đầy riêng tư, bí mật của con người. Cảm xúc trong thơ là cảm xúc riêng, nỗi niềm riêng, mà nếu nhà thơ không giãi bày thì mãi mãi là một vương quốc bí mật. (có thể lấy “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để chứng minh) Tài Liệu Thầy Phan Danh Hiếu

          – Vì cuộc sống được thể hiện trong thơ là cuộc sống được phản chiếu qua thế giới cảm xúc của nhà thơ, in đậm một cách nhìn, một cách cảm mới mẻ, độc đáo. (Dẫn chứng)

          – Cảm xúc trong thơ bao giờ cũng tìm đến với một cách thể hiện tương ứng đầy sáng tạo, không lặp lại. (Dẫn chứng)

3. Bàn luận

          Cả hai ý kiến đều bàn về thơ, một ý kiến bàn về thơ hay, một ý kiến bàn về sự độc đáo của thơ và thế giới cảm xúc. Tuy hai ý kiến bàn về hai lĩnh vực khác nhau của thơ nhưng đều góp phần làm nổi bật cái hay, cái đẹp của thơ.

III. KẾT BÀI

Đánh giá nâng cao vấn đề.

Thầy Phan Danh Hiếu

Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy từ trang này!

Xem thêm: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn

Phản hồi của bạn

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây