Nghị luận về điểm kém môn Lịch Sử
Đề ra: Viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về thực trạng “Thống kê từ điểm thi các trường ĐH cho thấy điểm thi môn lịch sử ở hầu hết các trường thấp đáng lo ngại. Hầu hết các trường, tỉ lệ thí sinh đạt điểm thi môn sử từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0,3-5%. Ở các trường địa phương, điểm thi môn sử càng đáng báo động. Chẳng hạn Trường ĐH Tiền Giang, hơn 98% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình. Trường có 253 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có năm thí sinh đạt điểm từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Trong số đó, cần nói rõ thêm điểm cao nhất chỉ là 5,25 điểm. Thế nhưng có đến 47 thí sinh có điểm 0”
(Theo tuoitre.vn – Kỳ thi ĐH 2011 Điểm thi môn sử thấp không ngờ)
MỞ BÀI: nêu vấn đề cần nghị luận.
THÂN BÀI
1.Giải thích và nêu thực trạng:
Môn lịch sử là một môn thuộc chuyên ngành xã hội, đây là môn học mà qua đó học sinh có kiến thức về lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại góp phần hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên qua các kỳ thi quốc gia như Tốt nghiệp, Đại Học lại có hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử khiến cho dư luận rất bất bình đúng như thông tin Tuổi trẻ đã đưa tin “Hầu hết các trường, tỉ lệ thí sinh đạt điểm thi môn sử từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0,3-5%. Ở các trường địa phương, điểm thi môn sử càng đáng báo động. Chẳng hạn Trường ĐH Tiền Giang, hơn 98% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình”.
2.Bàn luận
a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy thực trạng nêu trên về môn Lịch sử để lại nhiều tác hại:
– Thế hệ tuổi trẻ không hiểu biết về nguồn cội, về lịch sử cha ông. Từ đó sẽ kéo theo sự suy thoái lòng tự tôn dân tộc.
+ Thời gian qua mạng xã hội đang truyền tay nhau một đoạn clip dài 4 phút quay cảnh học sinh trường THPT Nguyễn Hiền, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, sau khi nghe thông tin không có môn Sử trong kỳ thi TN 2013 đã đồng loạt xé đề cương sử và tung ra sân trường. Sự việc này đã khiến cả nước rất bất bình.
– Sự không hiểu biết về lịch sử sẽ dẫn đến không hiểu biết về văn hóa dân tộc cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của đạo đức, lối sống. (Chứng minh)
– Một thế hệ không hiểu biết về lịch sử sẽ dẫn đến kéo theo nhiều thế hệ bị “mù” lịch sử. Từ đó những giá trị về cội nguồn, cha ông, tổ tiên cũng bị xem nhẹ. (Chứng minh)
b. Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm kém môn Lịch sử nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
– Do quan niệm chạy theo một số ngành “hàng hiệu” của đại bộ phận phụ huynh và học sinh khi quyết định thi vào các trường ĐH & CĐ.
– Nhà nước không có đủ kinh phí để tổ chức những buổi học Lịch sử mang tính thực tế bằng cách đi tham quan, dã ngoại. Tiết Lịch sử thiếu sinh động, gây chán nản ở học sinh.
– Thời lượng dành cho môn Lịch sử ở trường Phổ thông không nhiều mà khối lượng kiến thức thì đồ sộ (bao gồm Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới) nên GV Lịch sử chỉ truyền đạt cho HS theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”…
– Thi cử không nghiêm túc dẫn đến quay cóp tài liệu, dần ỷ lại, không chịu học.
c. Qua việc phân tích những nguyên nhân ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục:
– Giáo dục tinh thần học tập bộ môn.
– Tăng cường giám sát kiểm tra nghiêm túc trong các kỳ thi tại trường Phổ thông.
– Tăng tiết môn Lịch sử, giảm tải bài học. Giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học.
– Cần có băng hình, hoặc tham quan, dã ngoại tạo sự hứng thú trong học tập.
3. Bài học cho bản thân: thường xuyên trau dồi kiến thức lịch sử; giáo dục thế hệ trẻ quan tâm đến lịch sử nước nhà.
III. KẾT BÀI
– Đánh giá chung về vấn đề.