MỤC LỤC BÀI VIẾT
Ý nghĩa tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Đề ra. Nhận xét về truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài từng nói: “Tiếng sáo kia quá tha thiết, quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sống, khát khao yêu, ở đây còn là lòng khao khát tự do nữa”. (Tác giả nói về tác phẩm, Hỏi chuyện các tác giả có tác phẩm giảng dạy trong nhà trường, Nguyễn Quang Thiều chủ biên, NXB Trẻ, 2000).
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
DÀN Ý
Xem thêm: Nghị luận một ý kiến bàn về thơ Xuân Quỳnh.
I. Mở bài: nêu vấn đề – chi tiết tiếng sáo.
II. Thân bài
1. Giải thích:
– “Tiếng sáo kia quá tha thiết, quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sống, khát khao yêu”: vẻ đẹp của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân có khả năng lay động tâm hồn cô gái Mèo vốn từ lâu đã nguội lạnh; thôi thúc, tác động đến Mị tạo nên diễn biến tâm lý của nhân vật.
– “ở đây còn là lòng khao khát tự do nữa”: chính tiếng sáo đã khơi dậy ký ức, đánh thức hiện tại và thúc đẩy quá trình nội sinh mạnh mẽ của Mị dẫn đến cuộc vượt ngục trong ý thức. (Thầy Phan Danh Hiếu)
HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO
2. Cảm nhận
2.1. Khái quát nhân vật Mị trước sự xuất hiện của tiếng sáo:
– Cuộc sống tươi đẹp bị vùi dập sau ô cửa “một lỗ vuông bằng bàn tay”; bị áp bức bóc lột; bị thần quyền áp chế làm cho tâm hồn bị tê liệt, ý thức bị chai sạn; bị A Sử vùi dập tuổi thanh xuân, tình yêu, hạnh phúc.
2.2. Tiếng sáo kia quá tha thiết, quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sống, khát khao yêu:
* Sự xuất hiện của tiếng sáo:
– Khi ở xa: “lấp ló nơi đầu núi”; khi ở gần “đã có tiếng ai thổi sáo gọi bạn đi chơi”; tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị. (Thầy Phan Danh Hiếu)
– Tiếng sáo hoà trong không khí mùa xuân rộn ràng, náo nức; tiếng sáo rạo rực gọi bạn tình và thức dậy đêm tình mùa xuân – một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Mèo.
* Ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo:
– Tiếng sáo là hiện thân của ký ức tươi đẹp. Là tín hiệu của đêm tình.
– Là ẩn dụ để chỉ tuổi trẻ của Mị.
– Là biểu tượng cho khát vọng tự do.
*Tác động đến Mị làm bừng lên sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
– Nghe tiếng sáo vọng lại nơi đầu núi, Mị thấy “thiết tha bổi hổi” – trái tim Mị được thức dậy những cảm xúc của tuổi trẻ.
– Tiếng sáo thức dậy cả tài năng âm nhạc: Mị ngồi nhẩm thầm lời người đang thổi sáo.
– Tiếng sáo làm Mị “nổi loạn” – uống rượu. Say và tỉnh. Mị đi về giữa hai thế giới: quá khứ và hiện tại; niềm vui và nỗi buồn.
– Như chất men say đánh thức tuổi trẻ, tiếng sáo làm Mị khao khát tự do, khao khát vượt ngục, Mị thấy mình trẻ, muốn được đi chơi.
2.3. Tiếng sáo ở đây còn là lòng khao khát tự do nữa:
– Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị như sự thôi thúc, réo gọi làm Mị hành động gấp gáp, mãnh liệt: cuốn lại tóc, với tay lấy váy hoa… Mị không còn biết sự hiện diện của A Sử. A Sử hỏi Mị không trả lời. A Sử trói, Mị không biết. Vì tâm hồn Mị đang cùng tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường. (Thầy Phan Danh Hiếu)
– Lúc bị trói, Mị không biết mình bị trói. Tiếng sáo diệu kỳ làm tinh thần Mị như quên đi hiện tại, tạm quên đi nỗi đau thể xác.
– Nhưng cũng chính tiếng sáo làm tăng thêm bi kịch của Mị. Quay về hiện tại, chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách.
(So sánh thêm âm thanh cuộc sống trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao.
2.4. Nghệ thuật
– Xây dựng chi tiết đặc sắc
– Miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo
– Dẫn truyện tự nhiên, sinh động
– Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, giàu chất thơ.
3. Bình luận ý kiến
– Khẳng định ý kiến đúng. Khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Tô Hoài trong việc thể hiện nội tâm nhân vật.
III. Kết bài
Xem thêm: Phân tích nhân vật Mị