Dạng đề so sánh liên hệ thơ và bài làm mẫu

0
16914

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Dạng đề so sánh liên hệ thơ văn và bài làm mẫu

Các em học sinh thân mến! Thầy xin được trả lời ngắn gọn câu hỏi sau của các em

1. Dạng đề so sánh và liên hệ thơ văn 12 và 11 có khác nhau khi làm bài không?

a. Kiểu bài so sánh văn học

Trước hết các em hãy hiểu Khái niệm so sánh văn học là như thế nào? So sánh trong văn học được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau như sau:

  • Ở dạng thứ nhất, so sánh văn học được xem như một “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn”. Dạng này thường kết hợp trong bài làm văn mở rộng liên hệ nội văn bản và ngoại văn bản. Dạng này có tác dụng làm bài viết sâu sắc, độc đáo, sáng tạo.
  • Dạng thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận, giải thích, chứng minh…
  • Dạng thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi, nghị luận về một nhân vật, phân tích giá trị nhân đạo….

Cấu trúc bài làm dạng này theo đáp án của Bộ là:

I. Mở bài: Nêu vấn đề

II. Thân bài

1. Khái quát tác giả tác phẩm A và B

2. Nội dung

2.1. Làm rõ đối tượng A

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

2.2. Làm rõ đối tượng B

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

3. So sánh

  • Điểm giống
  • Điểm khác

III. Kết bài: đánh giá vấn đề

Lưu ý: Mẫu trên là rút ra từ đáp án của Bộ – so sánh gián tiếp. Các em học sinh khá giỏi thì nên làm theo kiểu trực tiếp – tức là so sánh lồng vào nhau để làm nổi bật A, B.

Xem thêm: Dự đoán những đề thi liên hệ so sánh thơ

b. Dạng đề thi liên hệ thơ Văn 12 Và văn 11

Dạng này là một dạng khác của so sánh. Thực chất dạng này cũng là so sánh nhưng chỉ ở mức “vừa”, nghĩa là chỉ cần chỉ ra vài nét tương đồng, khác biệt là được (Tuy nhiên với học sinh khá giỏi thì có thể làm lồng vào nhau như so sánh đã nói ở trên). Cấu trúc sau đây là cấu trúc đơn giản, mọi học  sinh đều có thể áp dụng. Cách sau sẽ rất an toàn:

I. Mở bài: Nêu vấn đề

II. Thân bài

1. Khái quát tác giả tác phẩm A và B (hoặc chỉ khái quát tác giả, tác phẩm chính A, còn B thì có thể đến phần liên hệ thì đưa vào)

2. Nội dung

2.1. Làm rõ đối tượng A (chính – nên sẽ dành 80% kiến thức)

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

2.2. Liên hệ (20%)

  • Điểm tương đồng (chủ yêu nói về Nội dung; nếu có tương đồng nghệ thuật thì nói vào không thì chỉ nói nội dung)
  • Điểm riêng (chủ yếu nói về B)

3. Đánh giá chung

III. Kết bài

2. Quà tặng văn học – Mẫu so sánh, liên hệ thơ 12 – 11

Tải theo link sau: [download id=”6955″]

Phản hồi của bạn

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây