MỤC LỤC BÀI VIẾT
Đáp án đề minh họa môn Ngữ văn năm 2020 của Bộ GD & ĐT
Đề thi rất quen thuộc, dễ thở, học sinh và giáo viên có thể yên tâm ôn thi.
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời.
(Trích Ðánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào truớc khó khăn, nghịch cảnh?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2019)
—–HẾT—–
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2. Tác giả cho rằng thái độ của anh hùng truớc khó khăn, nghịch cảnh là:
Anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo?
Trước hết cần hiểu mẫu người “hoàn hảo” là gì? Mẫu người hoàn hảo là mẫu người toàn diện, đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần, đẹp cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Mẫu người ấy là không thể có khiếm khuyết hay sai lầm.
Tuy nhiên, “nhân vô thập toàn”, không ai là hoàn hảo cả, anh hùng cũng không ngoại lệ. Anh hùng cũng là con người, mà con người thì có lúc cũng phải sai lầm đó là điều không thể tránh khỏi.
Mặt khác, anh hùng có thể chỉ xuất chúng vào một giai đoạn, một hoàn cảnh nhất định nào đó. Còn trong đời thường, họ vẫn là những con người như bao con người bình thường. Bởi vậy, sai lầm lớn nhất của chúng ta là luôn mặc định đã là anh hùng là phi thường, là người hoàn hảo.
Cả câu ý muốn nói, cũng đừng thần thánh hóa anh hùng, anh hùng đôi khi cũng có những sai lầm khiếm khuyết, họ không phải hoàn hảo. Nhưng quan trọng là họ đã đóng góp lớn lao cho cuộc đời, luôn phấn đấu để hoàn thiện mình, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn mà không run sợ hay tính toán. Nguồn: Thầy Phan Danh Hiếu
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?
– Em đồng tình với quan niệm: “Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời”.
– Vì:
+ Sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vì ai cũng có mặt mạnh và mặt yếu, những ưu điểm và khuyết điểm. Nhờ sai lầm ta mới có bài học kinh nghiệm, mới có kỹ năng sống cho bản thân.
+ Khi lỡ phạm sai lầm, bản thân chúng ta đừng nhìn mãi vào sai lầm của mình hoặc của người khác, đừng dằn vặt bản thân vì những thiếu sót mà hãy suy nghĩ tích cực về những việc đã làm.
+ Đôi khi vì quá soi xét những khiếm khuyết, những sai lầm mà chúng ta thường có xu hướng phủ nhận những việc đã cống hiến. Bởi vậy, không được phủ nhận những cống hiến của mình, hoặc của người khác. Hãy trân trọng, hãy cảm thông và tiếp tục lấy đó làm động lực, làm điểm tựa để nỗ lực, cố gắng, phấn đấu cống hiến cho đời những thành quả lao động khác. Nguồn: Thầy Phan Danh Hiếu
– Cả câu cũng là thái độ lên án, phê phán sự phủ nhận cống hiến của người khác chỉ vì họ từng mắc sai lầm. Kêu gọi chúng ta hãy bỏ cái nhìn phiến diện, hãy cảm thông, trân trọng. Để người cống hiến thấy được chia sẻ, đồng cảm mà vượt lên mặc cảm tiếp tục cống hiến cho đời.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn bằng nhiều phương thức xây dựng đoạn như: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành hoặc móc xích cách, miễn là làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu: Những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.
Tham khảo một số ý sau:
– Đừng nghĩ anh hùng là phải có sức mạnh phi thường, có đóng góp to lớn cho cộng đồng. Hãy suy nghĩ rằng: anh hùng cũng chỉ là những con người bình thường như bao người khác, chỉ khác là họ luôn phấn đấu để hoàn thiện mình, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn mà không run sợ hay tính toán.
– Thực tế đâu cần phải có sức mạnh phi thường, đâu cần phải có đóng góp to lớn mới trở thành anh hùng. Chỉ cần mỗi con người luôn sống có trách nhiệm với cộng đồng, có tinh thần hi sinh, cống hiến thì đã là anh hùng. Làm những hành động nhỏ với động cơ tốt đẹp, miễn là có ích cho cộng đồng thì đó đã là hành động chứng tỏ bạn là một anh hùng. Nguồn: Thầy Phan Danh Hiếu. (Trung thực với bản thân, với mọi người cũng là anh hùng; đưa một người già hay trẻ em qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập cũng là anh hùng; bảo vệ bạn khỏi sự bắt nạt hay đấu tranh bảo vệ lẽ phải cũng là anh hùng…)
– Hiểu như vậy, ta mới thấy rằng, đâu cần phải là người vĩ đại, phi thường hay đâu nhất thiết cứ phải làm những điều lớn lao, kỳ vĩ thì mới trở thành anh hùng. Hành động nhỏ mà động cơ tốt đẹp thì đã là anh hùng giữa đời thường rồi.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài.
Xem tiếp: Ở đây
VIDEO CHỮA ĐỀ MINH HỌA MÔN VĂN 2020
Đề nghị các Fanpage nếu copy lại thì ghi rõ Nguồn: Thầy Phan Danh Hiếu
Học Online thì: Bấm vào đây