Đề thi thử môn Văn theo mẫu mới

0
16238
logo A

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Đề thi thử môn Văn theo mẫu mới

Trích khóa học cấp tốc: Điểm Văn 8+

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới:

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

                 (Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tính cách của nhân vật tôi trong đoạn thơ được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ nào? Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp gì?

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong 4 dòng thơ:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.”

Câu 4. Từ nội dung của đoạn thơ, Anh/chị thấy bản thân mình cần sống và rèn luyện như thế nào để trở thành người chân thật.

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

         Dựa trên phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của “sống chân thật”.

Câu 2. (5.0 điểm)

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

 

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục)

         Cảm nhận của Anh/chị về đoạn thơ trên. Chỉ ra phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.

—-HẾT—-

ĐÁP ÁN

Đề thi thử môn Văn theo mẫu mới

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1. 

– Thể thơ: tự do

Câu 2. 

– Tính cách của nhân vật tôi trong đoạn thơ được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ: yêu – ghét; không nói yêu thành ghét không nói ghét thành yêu; muốn làm nhà văn chân thật; Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi – Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

– Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp: yêu ghét rõ ràng, khao khát làm người chân thật; sống hiên ngang, kiên cường, bản lĩnh.

Câu 3.

– Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu : “Dù ai – cũng không”.

– Tác dụng: Làm đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; làm hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật sự kiên định, dứt khoát, sự bản lĩnh của tác giả trước những cám dỗ, cũng như sự cứng rắn, kiên cường trước quyền thế. Bốn câu thơ cũng thể hiện sự dũng cảm của con người chân thật, bộc lộ khao khát mãnh liệt được làm một nhà văn chân thật để dùng ngòi bút của mình đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái giả dối lọc lừa để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý và lẽ phải.

Câu 4. 

– Nội dung của đoạn thơ: Dù biết làm “nhà văn chân thật” là vô cùng khó khăn. Nhưng với bản lĩnh, sự kiên cường, dũng cảm của bản thân, tác giả đã bộc lộ quyết tâm bảo vệ nghề cầm bút, quyết tâm làm một nhà văn chân thật.

–   Qua nội dung trên, em thấy bản thân mình cần phải:

+ Sống ngay thẳng, thật thà, không dối dá, tôn trọng sự thật.

+ Luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, không chùn bước, không sợ hãi trước cái xấu, cái ác; không để vật chất và lời ngon ngọt cám dỗ.

+   Luôn luôn nói đúng sự thật, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

+ Sống lành mạnh, cảm xúc trong sáng, sống bản lĩnh, dũng cảm.

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Dựa trên nội dung phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của “sống chân thật”.

* Xác định yêu cầu

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: (0.25 điểm)

– Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp; móc xích hoặc song hành…

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận. (0.25 điểm)

Giá trị của “sống chân thật”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận. (1.0 điểm)

–     Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: Giá trị của “sống chân thật”.

d. Chính tả ngữ pháp. (0.25 điểm) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo (0.25 điểm): Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

Tham khảo dàn ý sau:

a.   Mở đoạn: (Tổng)

Chân thật là tiêu chí đầu tiên của phẩm giá con người. (Hoặc – Chân thật là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.)

b.   Thân đoạn: (Phân – làm rõ câu Tổng)

  • Giải thích: Sống chân thật là sống ngay thẳng, thật thà, chân thành, không dối trá.
  • Bởi vậy, “sống chân thật” để lại nhiều giá trị: (Sử dụng thao tác chứng minh, phân tích, bác bỏ, bình luận)

+ Đối với bản thân, sống chân thật giúp ta đánh bại được sự dối trá, thói lọc lừa để hoàn thiện nhân cách.

+ Đối với xã hội, lối sống chân thật, trung thực sẽ tạo ra một xã hội văn minh với những giá trị thật. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. (Dẫn chứng: trong tình yêu, tình bạn, trong học tập, làm ăn kinh doanh…)

+ Người có đức tính chân thật, trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải luôn được sự yêu mến, kính trọng của người khác.

– Bình luận: Sự chân thật như đóa hoa ngát hương luôn lan tỏa yêu thương và lòng tử tế tạo ra một xã hội tốt đẹp, văn minh hạnh phúc. Ngược lại sự dối trá, sống giả tạo sẽ chỉ nhận lại là nỗi bất an, lo lắng.

c.   Kết đoạn: (Hợp – đánh giá nâng cao vấn đề)

Vì vậy, mỗi chúng ta hãy sống chân thật để nhân cách nở ngát hương hoa mỗi ngày.

Câu 2. (5.0 điểm) – Chỉ có trong khóa học: Khóa luyện đề 8+

Xem thêm tại đây: Đề thi thử môn văn

logo A