Đề thi thử môn ngữ văn quốc gia

0
11181
logo A

MỤC LỤC BÀI VIẾT

ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN QUỐC GIA

GV ra đề: Phan Danh Hiếu

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.

Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.

Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.

Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.

(Theo NewZing -Bài văn về mẹ của nữ sinh khiến nhiều người xúc động)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào.

Câu 2. Những từ ngữ nào diễn tả sức mạnh của tình mẫu tử.

Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng: tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn” ? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1. (2.0 điểm)

Dựa trên phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (Khoảng 200 chữ) bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ :

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

 

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Liên hệ bài thơ “Từ ấy” (Ngữ văn 11) để thấy được tư tưởng nhất quán của Tố Hữu: luôn hướng về nhân dân.

—HẾT—-

ĐÁP ÁN ĐANG CẬP NHẬT: Xem thêm

logo A
Các bài khácPhân tích bài thơ Đàn ghita của Lorca
Bài tiếp theoBài tập đọc hiểu
Phan Danh Hiếu
"Kiến thức nhờ nhận nhiều mà có, trái tim nhờ cho đi mà giàu". Chúng ta không thể sống chỉ biết nhận mà không biết cho. Vậy nên chia sẻ kiến thức văn chương ở đây cũng chính là cho đi. Và cho đi là còn mãi. Mỗi ngày tôi không ngừng lên mạng để đọc và viết. Đam mê gắn liền với tình yêu thương khiến bản thân luôn thấy cuộc sống này thật đẹp....