Mở bài kết bài cho bài thơ Đất Nước

0
142237
logo A

 Mở bài kết bài cho bài thơ Đất Nước

ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm

 

Mở bài 1

        Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh… Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình, giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” là một trong những vần thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

 Xem thêm:

Mở bài Đất Nước – 2

     Đất Nước là một đề tài muôn thuở của thi ca và nghệ thuật. Hình hài đất nước cũng được khắc tạc muôn hình với nhiều vẻ đẹp khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Tố Hữu thấy Đất Nước trong bóng dáng người anh hùng, người Mẹ. Chế Lan Viên “tìm hình của nước” trong vị cha già Hồ Chí Minh. Nguyễn Trãi tự hào về triều đại “Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”… còn Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ thời chống Mỹ lại tìm thấy vẻ đẹp của Đất Nước trong chiều sâu văn hóa, phong tục mang đậm dấu ấn tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. Vẻ đẹp ấy của hình tượng Đất Nước đã được Nguyễn Khoa Điềm tập trung thể hiện một cách tinh tế và sống động qua đoạn thơ:

 

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

 

Mở bài này xong thì phải vào phần đầu thân bài bằng mở bài 1 nhé. Như vậy mới có 0.5 điểm

Mở bài Đất Nước 3

    Hiếm có một giai đoạn văn học nào mà hình ảnh Tổ quốc – Dân tộc – Đất nước lại tập trung cao độ như giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tố Hữu với “Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời/ Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!” (Vui thế hôm nay), Chế Lan Viên với “Sao chiến thắng”, Lê Anh Xuân từ hình tượng anh giải phóng quân đã tạo nên “Dáng đứng Việt Nam”. Và Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với Tổ quốc qua “Đất Nước” – một chương thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Chương thơ đã thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp của Đất Nước và tư tưởng lớn của thời đại “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy được thể hiện đậm nét qua đoạn thơ sau:

Mở bài này xong thì phải vào phần đầu thân bài bằng mở bài 1 nhé. Như vậy mới có 0.5 điểm

Mở bài Đất Nước 4

“Có mối tình nào  hơn 

Tổ quốc?”

(Trần Mai Ninh)

Bằng tình cảm yêu thương sâu nặng và cảm hứng nồng nàn về Tổ Quốc – các nhà thơ – chiến sĩ đã để lại cho núi sông này biết bao vần thơ đẹp về con người, đất nước Việt Nam. Nếu các nhà thơ khác cùng thời thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị, mộc mạc gắn liền với mỗi con người như máu thịt, như hơi thở. Đất nước ấy tắm đẫm trong hương liệu văn hóa dân gian, trong tư tưởng lớn của thời đại – tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

 Mở bài Đất Nước 5

Đất Nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang trọng, vừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Văn học kháng chiến 1945 – 1975, trong mạch chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức cùa thời đại mà còn khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật Đất nước thật nên thơ, cao đẹp. Từ khói lửa Bình Trị Thiên những năm đánh Mỹ, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm như bản giao hưởng trầm hùng đã bay lên với bao yêu thương cháy bỏng, ngân nga mãi cùng tháng năm.

Nghệ thuật

Thể thơ tự do phóng khoáng; ngôn ngữ mộc mạc bình dị; sử dụng nhiều chất liệu văn học, văn hoá dân gian; giọng thơ trữ tình chính luận.

Kết bài 1

          Đất Nước là một đoạn trích hay nhất trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Thi phẩm ấy không chỉ khẳng định tài năng thơ phú của nhà thơ mà còn qua đó nói lên được tiếng nói của người công dân yêu nước với tình yêu sâu nặng, mãnh liệt “như máu xương của mình”. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: “Thời đại của chúng tôi là thời đại của tuổi trẻ đã xuống đường, chiếm lĩnh từng tầm cao của mái nhà, tầm cao của ngọn đồi, của nhịp cầu để đem tất cả lương tâm và nhân phẩm bắn toả lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai)

Kết bài 2

Pauxtôpxki  từng nói “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp”. Và phải chăng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tìm thấy niềm vui cho mình khi mở đường đến với Đất Nước của nhân dân.

Thầy Phan Danh Hiếu – yêu cầu ghi rõ nguồn.

CÁCH VIẾT MỞ BÀI HAY – XEM VIDEO

logo A