Phân tích đoạn kết Những đứa con trong gia đình
HƯỚNG DẪN
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Nguyễn Thi là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo. Ngôn ngữ của ông góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
– “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi.
– Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ – những con người giàu lòng yêu nước, gắn bó với quê hương mà tiêu biểu nhất là Việt và Chiến.
- Cảm nhận về đoạn kể hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ mà sang gửi bên chú Năm
Lối kể chuyện tự nhiên làm nổi bật tính cách nhân vật:
– Chị Chiến: Vừa giống má vừa tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi, trưởng thành: hai bắp tay tròn vo, thân người to và chắc nịch, nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên.
– Nhân vật Việt:
+ Có quyết tâm đánh giặc trả thù cho ba má và có niềm tin “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc: từ nhỏ đã nung nấu lòng căm thù, lúc này khi khiêng bàn thờ má. Việt càng cảm nhận rõ: “mối thù thằng giặc Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai”
+ Sắp xa chị Chiến, Việt thấy thương chị nhiều hơn: Việt thấy chị giống y như má, nhất là khi nghe tiếng chân chị “bịch bịch phía sau”. Lúc này Việt thấy rõ lòng mình và ý thức được mục đích đi bộ đội của mình.
Lối kể chuyện lôi cuốn có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ qua hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ má trên “con đường hồi trước má vẫn đi”. Đó là con đường thân quen “men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam”, gợi hình ảnh người má đã tần tảo “lội hết đồng này sang bưng khác”. Trong tâm hồn Việt và Chiến, tình cảm đối với gia đình và quê hương là động lực để họ ra đi chiến đấu.
- Kết luận
– Đoạn văn đã khắc hoạ được vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm của Việt và Chiến – những con người giàu lòng yêu quê hương đất nước. Chính sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình và đất nước đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người Việt Nam.
– Nhà văn đã chọn lọc chi tiết tiêu biểu, giọng văn tự nhiên giàu cảm xúc.