Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn số 30

0
18613

Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn số 30

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2022 MÔN NGỮ VĂN

(Thời gian: 120 phút)

I.   ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Thế hệ chúng con chưa kịp tròn mười tám

Như đất nước nghìn năm chưa một kỷ nguyên già

Những quả đồi nằm theo dáng đấm

Sông Thương buồn có giặc cũng lao ra

 

Thế hệ chúng con đi như gió thổi

Quân phục xanh đồng sắc với chân trời

Chưa kịp yêu một người con gái

Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai

 

Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn

Sống thì đi mà chết thì nằm

Giọt lệ phần mình, nụ cười dành bạn

Đất nước là một cuộc hành quân

 

Mẹ ơi, có mẹ rồi chúng con vững bước

Chúng con lam làm, chúng con sống chúng con yêu

Chọn tâm bão mẹ sinh thành dân tộc

Sóng có nghiêng đê con vẫn bắc cầu Kiều

(Trích Đất nước hình tia chớp – Trần Mạnh Hảo)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả như thế nào?

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vẻ đẹp con người Việt Nam trong chiến tranh.

Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn

Sống thì đi mà chết thì nằm

Giọt lệ phần mình, nụ cười dành bạn

Đất nước là một cuộc hành quân

Câu 4. Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị:

Chọn tâm bão mẹ sinh thành dân tộc

Sóng có nghiêng đê con vẫn bắc cầu Kiều

II.   LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Dựa trên nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ hôm nay phải biết ơn các thế hệ đi trước.

Câu 2. (5.0 điểm)

“Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

– Giá như tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…

– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

– Không chú à cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

– Vậy sao không lên bờ ở – Đẩu hỏi.

– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.

– Bất kể lúc nào thấy khổ quá lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

– Là bởi các chú không phải đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào nỗi vất vả của người đàn trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

– Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

– Cả đời chị một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.

– Có chứ, chú! Vui nhất lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng được ăn no…”

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.75,76)

Cảm nhận của anh chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn nhận về cuộc sống và con người của nhà văn Nguyên Minh Châu.

—HẾT—

Share về Facebook chờ đáp án nhé.

Phản hồi của bạn

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây