Mở bài kết bài cho tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân

0
82667
logo A

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Mở bài kết bài cho tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân

Mở bài Vợ nhặt – 1

Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với hơi thở ruộng đồng Bắc Bộ nơi những con người quê hương chân chất thật thà, coi trọng nghĩa tình, rất nhân hậu và giàu yêu thương. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là bậc thầy của miêu tả tâm lý. Kim Lân đã mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh liệt thông qua diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ.

Xem thêm: Mở bài kết bài “Vợ chồng A Phủ”

Mở bài Vợ nhặt – 2

B.Sô từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Quả thật vậy, trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại, là kiệt tác của tạo hóa với đức hi sinh, vị tha, tình mẫu tử sâu nặng mà không có bất kỳ kỳ quan nào sánh được. Mai này những kim tự tháp, những Vạn lý Trường Thành, tượng nữ thần Tự Do… có thể bị phá hủy bởi thời gian, chỉ riêng trái tim người mẹ là mãi mãi bất tử. Bởi vậy, tác phẩm văn học nhất là những tác phẩm viết về người mẹ luôn là những tác phẩm thành công nhất. Văn học Việt Nam cũng đã từng ghi nhận những đóng góp lớn lao ấy về người mẹ. Một trong những tác phẩm tạo nên niềm xúc động sâu sắc về người mẹ phải kể đến đó là “Vợ nhặt” của Kim Lân. Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn vốn một đời đi về với ruộng đồng, vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của trái tim người mẹ và tình mẫu tử thắm thiết thiêng liêng cũng ngời lên trọn vẹn và sâu sắc qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ.

Mở bài Vợ nhặt – 3 (sưu tầm có chỉnh sửa)

Kim Lân là một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy”. Ông rất thành công về đề tài nông thôn và người nông dân mà ông rất am hiểu cảnh ngộ và tâm lý của họ. Vốn tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng do chiến tranh thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.

 

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

 

Mở bài Vợ nhặt – 4

Nhà giáo Trần Đồng Minh từng có nhận xét rất tinh tế: “Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. Và phải chăng “những tia sáng ấm lòng” ấy chính là tình yêu thương, là sức sống mãnh liệt của các nhân vật bị đẩy tới đường cùng  tuyệt lộ buộc phải đối mặt với cái chết nhưng lại biết cách tỏa sáng để nâng tầm giá trị của con người. Bằng óc quan sát tinh tế và tấm lòng đồng cảm sâu sắc với số phận con người, Kim Lân đã thực sự làm bạn đọc xúc động khi xây dựng thành công hình tượng nhân vật (…). Đặc biệt là qua đoạn trích: (…)

Kết bài Vợ nhặt (Kết bài này trích từ bài văn đạt điểm 10 của chị Nguyễn Thị Thu Trang – năm 2005)

“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Vâng, “vợ nhặt” củanhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy. 

CÁCH VIẾT MỞ BÀI HAY – VIDEO BÀI GIẢNG CỦA THẦY PHAN DANH HIẾU

 

logo A