Đề thi thử ngữ văn số 3
TRUNG TÂM LUYỆN THI QUỐC GIA NGUYỆT QUẾ
Thầy PHAN DANH HIẾU
ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN – Số 3
Bám chắc – Điểm cao
—————————–
Bạn nào bình luận nhiều sẽ được tặng cuốn sách Cẩm nang Ngữ Văn của thầy và sẽ có cơ hội nhận được Bộ tài liệu cấp tốc.
Nhớ comment và share – vì chúng ta là người học Văn.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời từ 1-4
(1) Hình ảnh bi tráng của những chiến sĩ hải quân hy sinh ở Trường Sa năm 1988 sau này được tôn vinh là “vòng tròn bất tử”. Tên gọi tuy ngắn gọn nhưng diễn đạt trọn vẹn sự hy sinh cao cả của những người lính bộ đội cụ Hồ. Gạc Ma, vòng tròn bất tử đã trở thành bài học vô giá cho thế hệ trẻ hôm nay.
(2) “Nhiều anh em đã ngã xuống ngay sau những loạt đạn đầu tiên. Người này ngã xuống, người kia lại cầm cờ lao về phía cột cờ, không để rơi vào tay giặc”, những chia sẻ của ông Lê Hữu Thảo – người lính Gạc Ma may mắn sống sót – như muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ rằng: Bài học đoàn kết, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ăn sâu vào lý tưởng sẽ giúp người trẻ vượt qua mọi khó khăn để xây dựng đất nước.
(3) Từ vòng tròn bất tử, thanh niên hôm nay có thể “nối vòng tay lớn” để đi đến bất cứ nơi đâu Tổ quốc gọi. Vòng tay tình nguyện đoàn kết của những người mười chín, đôi mươi mang trên mình màu áo xanh thanh niên quen thuộc đã và đang đến những vùng sâu, vùng xa giúp đỡ người dân còn khó khăn trong cuộc sống.
(Theo new.zing)
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Các đoạn văn 1-2-3 liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
3. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” (0,5 điểm)
4. Từ “vòng tròn bất tử” ở đoạn (1) hãy suy nghĩ về cụm từ “nối vòng tay lớn” ở đoạn (3)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của Anh/chị về “lý tưởng của thanh niên hiện nay”
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
“Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
-Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
-Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:
-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa com từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi
người.”
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
Liên hệ bát cháo hành của Thị Nở trong Chí Phèo – Nam Cao. Qua đó chỉ ra điểm gặp gỡ của hai nhà văn Nam Cao và Kim Lân.
—————HẾT—————–
ĐÁP ÁN ĐANG CẬP NHẬT
ko có đáp án à thầy ơi?
Thầy post sau nhé!
Sẽ post sau nhé