Đề thi thử Ngữ văn số 5
Gv ra đề: Phan Danh Hiếu
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
Câu 2. Nội dung của văn bản trên?
Câu 3. Chỉ ra một phép tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng của nó.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”. Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Dựa trên phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của Anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Liên hệ với niềm vui và lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng trong đoạn thơ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy – Tố Hữu)
—HẾT —
Xem thêm: Khoá học văn 8+