Những nội dung ôn tập quan trọng về thơ trong kỳ thi THPT Quốc Gia

1
18613
logo A

Những nội dung ôn tập quan trọng về thơ trong kỳ thi THPT Quốc Gia

RA GÌ TRONG SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH

I. ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

1. Đề bài: Về bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”. Từ cảm nhận về bài thơ “ Sóng” , hãy bình luận những ý kiến trên?

2. Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12 nhận định: “Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường”. Hãy chứng minh qua bài thơ Sóng.3. Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt”. Lại có ý kiến khẳng định: “Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người”. Anh/chị hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.
II. ĐỀ SO SÁNH
1. “Làm sao được tan ra…còn vỗ” với “Tôi muốn tắt nắng đi…bay đi” (Vội vàng)
2. “Con sóng dưới lòng sâu…còn thức” với “Nhớ gì như nhớ người yêu…đi về” (Việt Bắc)
3. Làm sao được tan ra…” Với “Ta muốn ôm…” (Vội vàng”)
III. ĐỀ CẢM NHẬN ĐOẠN TRÍCH
Tất cả các đoạn trong Sóng đều dễ ra. Chú ý các đoạn:1. Đề cảm nhận 4 đoạn 1-2-3-4.2. Cảm nhận khổ 5-63. Cảm nhận khổ  7-8-9
4. Cảm nhận khổ 9
RA GÌ  TRONG ĐOẠN TRÍCH ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM
I. ĐỀ SO SÁNH
1. Cảm nhận vẻ đẹp đất nước qua hai đoạn thơ:
“Khi ta lớn lên… Có từ ngày đó” (Đất Nước)
“Ta về mình có nhớ ta…thuỷ chung” (Việt Bắc)
2. Cảm nhận hai đoạn thơ:
“Em ơi em đất nước là máu xương của mình…muôn đời” (Đất nước)

“Mắt trừng gửi mộng…chẳng tiếc đời xanh” (Tây Tiến)
3. So sánh cảm nhận chất liệu văn hoá văn học dân gian qua Việt Bắc và Đất Nước.
4. Cảm nhận hai đoạn thơ:
“Trong anh và em hôm nay…muôn đời” (Đất nước)

“Ta muốn ôm…cắn vào ngươi” (Vội vàng – Xuân Diệu)
5. So sánh hai đoạn thơ:
Những ai đã khuất…giỗ tổ (Đất Nước)
Mình về mình có nhớ ta…nhớ nguồn (Việt Bắc)

II. Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
1. Có ý kiến cho rằng : Đất Nước có một tư tưởng chi phối lên toàn bộ nội dung và hình thức của đoạn trích. Đó là tư tưởng “Đất nước xủa nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Phân tích Đất Nước để chứng minh cho ý kiến trên.
2. Có ý kiến cho rằng : ĐN là một đoạn trích mang đậm dấu ấn của văn học văn hoá dân gian nhưng có sự biến tấu linh hoạt, độc đáo mang đến một hình tượng đất nước gần gũi bình dị – đất nước của nhân dân.
Hãy chứng minh.
3. Tại sao trong đoạn trích ĐN, NKĐ lại viết: em ơi em ĐN là máu xương của mình?

III. ĐỀ CẢM NHẬN TỪNG ĐOẠN

1. Cảm nhận vẻ đẹp đất nước của văn hoá văn học dân gian qua đoạn thơ 9 câu đầu.
2. Vẻ đẹp của đất nước qua định nghĩa nghệ thuật về ĐN qua đoạn trích “Đất là nơi anh đến trường… Giỗ Tổ”.
3. Trách nhiệm tuổi trẻ qua đoạn trích “Trong anh và em…. Muôn đời”.
4. Tư tưởng Đất nước của nhân dân được thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Những người vợ nhớ chồng… Hoá núi sống ta”.
5. Vẻ đẹp của nhân dân vô danh bình dị và vẻ đẹp của ca dao thần thoại qua đoạn “Em ơi em hãy nhìn rất xa… Đến hết.

RA GÌ  TRONG VIỆT BẮC – TỐ HỮU

I. CẢM NHẬN ĐOẠN

1. 8 câu đầu
2. Tứ bình Việt Bắc
3. Đoạn “Mình đi có nhớ những ngày…mái đình, cây đa”

4. Đoạn “Ta với mình, mình với ta…dều đều suối xa”

5. Đoạn “Những đường VB của ta… đèo De núi Hồng”.

II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
1. Có ý kiến cho rằng: “VB rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật thể hiện giàu tính dân tộc của hồn thơ Tố Hữu”. Phân tích VB để chứng minh ý kiến trên.

2. SGK Ngữ văn 12 nhận định : “VB là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Cảm nhận một số đoạn trong bài thơ Việt Bắc để làm sáng tỏ nhận định trên.

III. SO SÁNH
1. So sánh bức tranh thiên nhiên trong VB và Tây Tiến:
“Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi”. (VB)
” Nhớ khi giặc đến giặc lùng…một lòng”.
2. Cảm nhận bức tranh đoàn quân ra trận qua hai đoạn thơ:
– Những đường VB của ta…
– Tây Tiến đoàn binh…
3. Vẻ đẹp quê hương đất nước qua hai đoạn thơ:
– “Rừng xanh hoa chuối…thủy chung”
– “Những người vợ nhớ chồng…sông ta” hoặc 9 câu đầu Đất Nước.

4. Tính dân tộc được thể hiện như thế nào trong VB và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

RA GÌ  TÂY TIẾN – QUANG DŨNG

1. Có ý kiến cho rằng : “Tây Tiến là bài thơ thể hiện sự tài hoa của ngòi bút Quang Dũng. Tây Tiến vừa có cái dữ dội hào hùng, vừa có cái tươi mát sâu lắng, đau thương mà không hề bi luỵ”. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
2. Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và hình tượng người chiến binh Tây Tiến qua đoạn trích 14 câu đầu.
3. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn hào hoa của người chiến binh Tây Tiến qua đoạn thơ: “Doanh trại… đong đưa”
4. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn 3 của bài thơ. Liên hệ lý tưởng sống của thanh niên ngày nay.
5. Nhận xét về Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng : người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
Hãy bình luận các ý kiến trên.

6. So sánh: hai đoàn quân ra trận Việt Bắc – Tây Tiến

“Tây Tiến đoàn binh…đời xanh” – “Những đường VB…ngày mai lên”.

7. So sánh bức tranh thiên nhiên: “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” – “Nhớ khi giặc đến… một lòng” (Việt Bắc)

8. So sánh: “Rải rác…độc hành” với “Em ơi em đất nước là máu xương của mình…muôn đời” hoặc “Có biết bào người con gái con trai…đã làm ra đất nước”.

Xem thêm:

Thầy Phan Danh Hiếu 

logo A

1 COMMENT